Khi nào mạch vành được coi là hẹp?
Mảng xơ vữa hình thành ở lòng mạch vành gây tắc hẹp mạch vành( ảnh minh hoạ)
Động mạch vành hay còn gọi là mạch vành tim là hệ thống mạch máu nuôi dưỡng tim. Ở người bệnh hẹp mạch vành, cholesterol trong máu lắng đọng lại trên thành mạch, hình thành nên các mảng xơ vữa gây hẹp lòng mạch, giảm lưu lượng máu tới cơ tim và gây ra cơn đau thắt ngực. Tắc hẹp mạch vành (suy vành, thiểu năng vành) làm tăng nguy cơ nhồi máu cơ tim, suy tim, rối loạn nhịp.
Triệu chứng khi bị hẹp mạch vành
Biểu hiện hẹp mạch vành ở mỗi người có thể khác nhau nhưng điển hình nhất là cơn đau thắt ngực. Người bệnh có cảm giác lồng ngực bị đè nén, bị bóp chặt, đôi khi cảm thấy nhói buốt, bỏng rát rất khó chịu. Cơn đau ngực có thể đau lan ra cổ, hàm, vai và cánh tay.
Một số trường hợp, không xuất hiện triệu chứng đau ngực được gọi là thiếu máu cơ tim thầm lặng. Ngoài ra, một số biểu hiện khác của bệnh hẹp vành mà bạn có thể gặp phải như: khó thở, mệt mỏi, đầy bụng, khó tiêu, buồn nôn...
Khi hẹp mạch vành cẩn thận với triệu chứng nhồi máu cơ tim
Cơn nhồi máu cơ tim xảy ra khi một đoạn động mạch vành bị tắc nghẽn hoàn toàn do mảng xơ vữa bị nứt vỡ và hình thành cục máu đông. Các dấu hiệu cảnh báo cơn nhồi máu cơ tim như: đột nhiên bị mệt và cảm thấy lo lắng, bồn chồn; khó thở bất thường; đổ mồ hôi lạnh vùng đầu cổ, buồn nôn và buồn đi cầu; khó chịu ở cổ, hàm, vai và cánh tay; cuối cùng là cơn đau ngực dữ dội không đáp ứng với thuốc hoặc kéo dài hơn 20 phút mà không có dấu hiệu thuyên giảm, người bệnh cần phải được đưa ngay đến bệnh viện để được điều trị.
Đau thắt ngực là dấu hiệu điển hình cảnh báo sớm cơn nhồi máu cơ tim (ảnh minh hoạ)
Bị hẹp mạch vành lựa chọn đặt stent hay dùng thuốc?
Không phải ai bị bệnh hẹp động mạch vành cũng cần đặt stent hay phẫu thuật bắc cầu. Điều trị nội khoa bằng thuốc vẫn là lựa chọn đầu tiên cho các trường hợp tắc hẹp mạch vành mạn tính.
Sử dụng thuốc điều trị
Các nhóm thuốc thường dùng bao gồm:
- Thuốc hạ mỡ máu: giảm cholesterol máu, hạn chế sự phát triển của mảng xơ vữa.
- Thuốc chống đông: ngăn hình thành cục máu đông, giảm nguy cơ nhồi máu cơ tim.
- Thuốc hạ huyết áp: giảm gánh nặng cho tim và ổn định nhịp tim.
- Thuốc giãn mạch: giảm nhanh triệu chứng đau thắt ngực.
Khi nào phải đặt stent
Trong trường hợp mạch vành bị tắc hẹp trên 70% hoặc người bệnh có cơn đau thắt ngực không ổn định, xuất hiện ngay cả khi nghỉ ngơi, bác sĩ sẽ chỉ định nong mạch và đặt stent. Stent mạch vành sẽ đóng vai trò như một giá đỡ giúp lòng mạch luôn mở rộng và phục hồi lưu thông máu tới cơ tim.
Phẫu thuật bắc cầu mạch vành
Được thực hiện khi động mạch vành bị tắc nghẽn đoạn dài hoặc tắc tại nhiều vị trí hay tắc nghẽn ở nơi khó đặt stent. Đây là phương pháp mổ hở, giải quyết khá triệt để tình trạng hẹp mạch vành nhưng ít được sử dụng do ẩn chứa nhiều rủi ro nguy hiểm.
Bắc cầu mạch vành là sử dụng một đoạn tĩnh mạch nối qua đoạn mạch máu bị tắc hẹp (ảnh minh hoạ)
4 Phương pháp không dùng thuốc
Cùng với thuốc điều trị, phương pháp không dùng thuốc bao gồm: giảm cân (nếu dư cân), điều chỉnh chế độ ăn, thường xuyên tập thể dục, kiểm soát căng thẳng sẽ góp phần cải thiện đáng kể căn bệnh này.
Quản lý căng thẳng hiệu quả
Giữ tâm lý thoải mái giúp giảm nguy cơ co mạch, tăng huyết áp, nứt vỡ mảng xơ vữa. Vì vậy người bệnh cần hạn chế tối đa căng thẳng, stress bằng cách nghe nhạc, câu cá, tập thiền, Yoga, tập hít sâu thở chậm…
Năng tập thể dục giúp giảm rủi ro
Đi bộ 30 phút mỗi ngày là cách đơn giản nhất giúp phát triển tuần hoàn bàng hệ mạch vành (hệ mạch máu mới hình thành ngay dưới điểm tắc hẹp). Từ đó tăng lượng máu tới tim, phòng ngừa được các biến chứng tim mạch nguy hiểm. Bạn nên bắt đầu với quãng đường ngắn và mức độ gắng sức vừa phải, sau đó tăng dần lên theo thời gian. Tập luyện thể dục cũng là cách để bạn kiểm soát tốt cân nặng, giảm cholesterol trong máu và giảm thiểu nguy cơ khiến bệnh trở nặng.
Dinh dưỡng và thay đổi lối sống
Điều quan trọng nhất trong chế độ ăn đó là hạn chế cholesterol xấu. Vì vậy, bạn cần tránh ăn các loại thực phẩm chứa nhiều cholesterol xấu như mỡ, nội tạng động vật, thay vào đó là cá, thịt gia cầm. Nên ăn nhiều rau củ quả, dùng gạo lứt thay cho gạo trắng.
Thay đổi lối sống cần bắt đầu bằng cách thay đổi những thói quen có hại như từ bỏ chất kích thích, dừng hút thuốc lá (thuốc lá gây co thắt vành).
Sử dụng thảo dược
Sử dụng thảo dược giúp làm tăng lưu thông máu đến tim, tiêu cục máu đông hay giảm cholesterol, ngăn ngừa xơ vữa mạch không phải là mới ở các nước Á Đông. Trong vài thập niên trở lại đây, các nhà nghiên cứu dược học trên thế giới đã bị thuyết phục bởi các bằng chứng nghiên cứu về vai trò hỗ trợ của các thảo dược trong một số sản phẩm hỗ trợ giúp cải thiện đáng kể các triệu chứng tim mạch.
Tpbvsk Ích Tâm Khang - giúp hỗ trợ giảm đau thắt ngực, xơ vữa mạch vành TPBVSK Ích Tâm Khang dùng cho người bệnh mạch vành, đã có hiệu quả được chứng minh lâm sàng và công bố trên Tạp chí Khoa học Toàn cầu của Canada năm 2014 Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Ích Tâm Khang - Hỗ trợ tăng cường chức năng tim có nguồn gốc thảo dược đã được nghiên cứu và công bố trên Tạp chí Quốc tế từ năm 2014. Kết quả nghiên cứu cho thấy TPBVSK Ích Tâm Khang hỗ trợ đẩy lùi các triệu chứng khó thở, ho, phù, mệt mỏi, đau thắt ngực… do tim và làm giảm cholesterol máu ở người bệnh tim mạch. Trên thực tế, đã có nhiều trường hợp sử dụng sản phẩm Ích Tâm Khang giúp hỗ trợ tăng cường chức năng tim cho người bệnh tim mạch >>> XEM THÊM: Thông tin chia sẻ về quá trình cải thiện thiếu máu cơ tim của khách hàng Tại Đây Có thể bạn cần thêm: - Thông tin đầy đủ về sản phẩm Ích Tâm Khang TẠI ĐÂY. - Xem đầy đủ kết quản nghiên cứu TẠI ĐÂY Nếu bạn có thêm bất kỳ thắc mắc nào về bệnh tim mạch hoặc thực phẩm bảo vệ sức khỏe Ích Tâm Khang, hãy để lại số điện thoại hoặc gọi điện tới chúng tôi theo số 0983.103.844 – 0964.781.912 để nhận được tư vấn hỗ trợ. (*) Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh. |