Hen phế quản – Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và điều trị an toàn bằng thảo dược

07-10-2019 13:55 | Y học 360
google news

SKĐS - Bệnh hen phế quản hay hen suyễn là gì? Hen phế quản có đặc điểm gì khác với các bệnh hô hấp khác? Nguyên nhân gây hen là gì? Điều trị ra sao để an toàn? Có thể dùng các thuốc thảo dược điều trị dứt điểm hen phế quản hay không? Hen phế quản/hen suyễn là gì?

Hen phế quản là bệnh viêm mạn tính đường hô hấp. Khi đường thở bị viêm mạn tính, khi gặp các yếu tố kích ứng dễ trở nên sưng phù, tiết dịch và co thắt làm cho người bệnh xuất hiện các triệu chứng như ho, nặng ngực, khò khè và khó thở. Vì là tình trạng viêm mạn tính nên việc điều trị cần “mạn tính”, nghĩa là cũng cần nhiều thời gian, người bệnh cần kiên trì điều trị theo đúng chỉ định của bác sĩ.

>> Xem thêm Sinh lý học về bệnh hen phế quản

Đối tượng nguy cơ cao mắc hen phế quản/hen suyễn

Ai có khả năng bị bệnh hen phế quản/hen suyễn? Không phải là bệnh nhiễm trùng hô hấp như viêm phế quản, viêm phổi hay lao có thể lây từ người này sang người khác, hen phế quản là bệnh không lây nhiễm mà có tính gia đình.

Có 2 nhóm đối tượng có nguy cơ cao bị hen phế quản: (1) liên quan đến yếu tố gia đình (nếu trong gia đình có bố và mẹ không bị hen phế quản thì nguy cơ bị bệnh suyễn của đứa trẻ đó rất thấp (khoảng 10%), nguy cơ đó sẽ tăng lên 25% nếu có một trong 2 người bị hen và tăng lên 50% nếu cả bố lẫn mẹ bị hen phế quản) (2) liên quan đến cơ địa dị ứng (những người bị chàm, mề đay, viêm mũi dị ứng hay mắc các bệnh dị ứng khác) thường có nguy cơ cao mắc hen.

>> Xem thêm Bệnh hen có di truyền không?

Dấu hiệu nhận biết bệnh hen phế quản/hen suyễn

Theo chiến lược toàn cầu xử trí và phòng ngừa hen phế quản của tổ chức Y tế thế giới và hướng dẫn chẩn đoán hen của Bộ Y tế, nếu có bệnh sử các triệu chứng hô hấp sau thì có thể cân nhắc chẩn đoán hen phế quản:

- Người bệnh có nhiều hơn một triệu chứng điển hình thuộc nhóm 4 triệu chứng điển hình khò khè, khó thở, nặng ngực, ho (ở người lớn, ho đơn độc hiếm khi do hen)

- Các triệu chứng xảy ra thay đổi theo thời gian và cường độ

- Các triệu chứng thường nặng hơn về đêm hoặc lúc thức giấc

- Các triệu chứng thường bị kích phát bởi vận động, cười, dị nguyên, khí lạnh

- Các triệu chứng thường xuất hiện và trở nặng khi nhiễm vi rút.

Để chẩn đoán hen phế quản, ngoài dựa vào các triệu chứng khi khám lâm sàng và bệnh sử thì người bệnh cần tới các chuyên khoa hô hấp để có thể làm các xét nghiệm cần thiết. Đo chức năng phổi bằng máy hô hấp ký hay lưu lượng đỉnh kế là một trong những bước cần làm để chẩn đoán chính xác bệnh. Cho đến thời điểm hiện nay, hô hấp ký vẫn là công cụ có giá trị nhất để chẩn đoán hen phế quản/hen suyễn và được chấp nhận như là tiêu chuẩn vàng.

>> Xem thêm ho, khó thở không phải lúc nào cũng là hen suyễn

Điều trị hen phế quản bằng thuốc gì?

Hen phế quản/hen suyễn là bệnh mạn tính không lây của đường hô hấp tuy không chữa khỏi nhưng có thể kiểm soát được và thường kiểm soát rất tốt. Mục tiêu kiểm soát hen hiện nay bao gồm:

- Không có triệu chứng hen/suyễn ban ngày.

- Không thức giấc vào ban đêm do hen/suyễn.

- Biết xử trí cơn hen/suyễn tại nhà, không phải đi cấp cứu, bệnh viện vì cơn hen

- Hoạt động thể lực và gắng sức bình thường, không nghỉ học do hen/suyễn.

- Chức năng phổi trở về bình thường.

Để đạt được mục tiêu này, người bệnh cần phối hợp tốt giữa hai nhóm thuốc: thuốc cắt cơn hen và thuốc dự phòng hen.

Thuốc cắt cơn hen là các thuốc giãn đường dẫn khí (phế quản) tác dụng ngắn (nhanh). Đây là các thuốc đồng vận beta 2 tác dụng ngắn. Các hoạt chất giãn phế quản tác dụng ngắn thường được sử dụng: Salbutamol; Fenoterol; Terbutalin.

- Lưu ý khi dùng thuốc cắt cơn:

Không dùng hàng ngày;

Chỉ dùng khi lên cơn hen;

Đảm bảo luôn mang thuốc bên người.

- Một số thuốc cắt cơn thường dùng hiện nay: Ventolin: Chứa salbutamol; Berotec: Chứa fenoterol; Bricanyl: Chứa terbutalin

Tuy nhiên, bệnh nhân tuyệt đối không nên lạm dụng thuốc cắt cơn. Trong trường hợp có cơn hen phế quản nhiều lần trong một tuần có nghĩa là bệnh hen chưa được kiểm soát, khi đó nên đến bác sĩ chuyên khoa để được khám, tư vấn và chỉnh liều thuốc điều trị duy trì phù hợp.

Thuốc dự phòng hen là các thuốc dùng dài hạn giúp dự phòng các triệu chứng hen suyễn. Nếu dùng đều đặn và đầy đủ, chúng sẽ làm giảm co thắt đường dẫn khí hoặc làm giảm viêm đường dẫn khí hoặc cả hai. Các thuốc dự phòng hen suyễn bao gồm corticosteroid dạng hít, các thuốc giãn đường dẫn khí (thuốc đồng vận beta 2) tác dụng kéo dài, các kháng thụ thể leukotrien, theophylin, tiotropium,… Trong đó 2 loại chính là: Corticosteroid dạng hít và các thuốc giãn đường dẫn khí tác dụng kéo dài.

- Các hoạt chất corticosteroid hít thường được sử dụng: Beclomethasone; Budesonide; Fluticasone

- Các hoạt chất giãn đường dẫn khí tác dụng kéo dài thường được sử dụng: Salmeterol; Formoterol

- Kháng thụ thể leukotrien thường được sử dụng: Montelukast

- Một số thuốc thường dùng hiện nay:

Seretide Evohaler: phối hợp salmeterol và fluticasone

Symbicort Turbuhaler: phối hợp formoterol và budesonide

Singulair viên uống/nhai: chứa montelukast

Pulmicort: chứa budesonide

Ngoài các điều trị dự phòng từ y học hiện đại, xu hướng dự phòng bằng thảo dược cũng đang mang lại hiệu quả tích cực. Thuốc hen thảo dược – Thuốc dự phòng đã được Bộ Y tế cấp phép là thuốc điều trị với ưu thế trong kiểm soát cơn hen và khả năng hạn chế các tác dụng phụ không mong muốn khi phải điều trị kéo dài.

Cùng nghe thêm ý kiến của chuyên gia PGS.TS Đậu Xuân Cảnh – Giám đốc Học viện Y dược học cổ truyền Việt Nam tư vấn thêm về điều trị dự phòng bằng thuốc thảo dược (Trích nội dung chương trình tư vấn trực tuyến  "Bệnh hen - Cách điều trị và dự phòng hiệu quả":

Tham khảo thêm thông tin về bệnh hen phế quản, viêm phế quản và COPD tại website: www.benhhen.vn. Tổng đài theo dõi tư vấn điều trị miễn phí: 1800 545435

Thông tin về thuốc thảo dược điều trị dự phòng hen phế quản đã được Bộ Y tế cấp phép:

Thuốc hen P/H

Phòng cơn hen tái phát - Điều trị các thể hen phế quản

Thuốc hen P/H điều trị các thể hen phế quản có biểu hiện khó thở, ho, tức ngực, đờm nhiều; phòng cơn hen tái phát.

Thành phần chính gồm ma hoàng, tế tân, bán hạ, cam thảo, ngũ vị tử, can khương, hạnh nhân, bối mẫu, trần bì, tỳ bà diệp.

Cách dùng và liều dùng: Ngày uống 2 lần sau ăn.

-  Trẻ 1- 2 tuổi mỗi lần uống 10ml. Trẻ 3- 6 tuổi mỗi lần uống 15ml. Trẻ 7-12 tuổi mỗi lần uống 20ml.

-  Người lớn mỗi lần uống 30ml. Bệnh nặng có thể dùng gấp rưỡi liều trên. Đợt điều trị 8-10 tuần.

Nay đã có thêm dạng viên hoàn*** dành cho bệnh nhân TIỂU ĐƯỜNG

Sản phẩm của Công ty Đông Dược Phúc Hưng (96-98 Nguyễn Viết Xuân, Hà Đông, Hà Nội).

Liên hệ 1800 545435.

Thông tin tại website hoặc facebook.

Số tiếp nhận đăng ký quảng cáo 1163/12/QLD-TT của Cục Quản lý Dược.

Đọc kỹ hướng dẫn trước khi dùng.


Ý kiến của bạn