Hen phế quản-nên ăn gì, kiêng gì?

04-11-2019 11:00 | Y học 360
google news

SKĐS - Bệnh hen phế quản hay còn gọi là hen suyễn có liên quan đến các yếu tố gây dị ứng trong môi trường như khói, bụi, sơn, phấn hoa, thức ăn... Do đó, ngoài việc phòng tránh những yếu tố có thể gây dị ứng, luyện tập để nâng cao sức đề kháng của cơ thể thì chế độ ăn uống cũng có ý nghĩa rất lớn đối với việc kiểm soát bệnh.

Dị ứng có thể làm khởi phát các cơn hen phế quản (hen suyễn)

Hen phế quản là bệnh lý liên quan đến yếu tố dị ứng. Khi bị dị ứng các yếu tố từ môi trường, niêm mạc phế quản bị sưng nề, hẹp lại làm bệnh nhân khó thở. Các cơ bao quanh đường hô hấp co thắt làm cho việc hô hấp càng trở nên khó khăn hơn. Người bệnh cảm thấy ngực như bị bóp chặt lại, thở ra rất khó, kèm theo theo có tiếng khò khè. Nếu cơn hen cấp nguy hiểm có thể khiến người bệnh tím tái, người bứt rứt vật vã…

Khi khởi phát, cơn hen kéo dài thời gian 10-15 phút hoặc dài hơn, sau đó giảm dần do dùng thuốc hoặc tự nhiên. Cơn hen thường khởi phát vào ban đêm, lúc trời trở lạnh, thời tiết thay đổi, theo mùa.

Những tác nhân dị ứng gây khởi phát cơn hen thường gặp là phấn hoa, lông động vật, bụi nhà, các loại vi khuẩn, các loại khói gây ô nhiễm không khí, các loại dược phẩm...Ngoài ra, cơn hen còn có thể khởi phát khi dị ứng với các loại thực phẩm như tôm, cua, trứng, thịt bò, thịt gà cá trích, cá ngừ, tôm, sò lông, nhộng tằm, măng tre, đậu phộng, hạt điều, giá đậu, trái thơm (dứa), bia, rượu …

Một số yếu tố khác như thần kinh căng thẳng, nội tiết tố thay đổi, thời tiết, khí hậu, môi trường ẩm ướt… đều có thể làm tăng nặng tình trạng hen phế quản.

Xem thêm >> Hướng dẫn các xử trí cơn hen phế quản ở nhà cho trẻ

Bệnh hen phế quản (hen suyễn) nên ăn gì?

Hen phế quản là bệnh lý mạn tính, tình trạng viêm mạn tính đường thở kéo dài khiến cho thể trạng người bệnh ngày càng kém, sức đề kháng giảm. Việc bổ sung dinh dưỡng hợp lý rất quan trọng giúp tăng cường sức khỏe, giúp người bệnh chống chọi với bệnh tật. Hàng ngày người bệnh hen phế quản nên ăn uống đầy đủ và cân đối các chất dinh dưỡng cần thiết, nhất là cần chú ý đến lượng chất đạm có trong thịt, cá, trứng, sữa, các loại đậu (cung cấp ít nhất 1g đạm/kg thể trọng/ngày). Tỷ lệ chất béo trong khẩu phần cần chiếm khoảng 40 - 45% tổng năng lượng cung cấp mỗi ngày. Chất bột đường trong khẩu phần cũng có tác dụng giúp làm tăng thông khí của đường hô hấp.

Người mắc bệnh hen nên ăn nhiều rau xanh, củ, quả có chứa nhiều vitamin C như cam quýt, chanh, bưởi, kiwi, sơ ri, ổi, xoài, thanh long, rau bồ ngót, cần tây, ớt chuông, rau dền đỏ, rau đay, mồng tơi, cải xanh, cà chua…

Nên dùng nhiều thực phẩm giàu beta caroten có trong gấc, bí đỏ, cà rốt, đu đủ, khoai lang bí, rau bồ ngót, ớt chuông màu vàng, màu cam..., và vitamin E có nhiều trong dầu thực vật và các loại đậu, hạt, cũng có giúp bảo vệ và tăng cường chức năng hô hấp.

Người bệnh hen phế quản cũng cần ăn thêm các loại như hành tây, tỏi, nghệ, ớt, tương hạt cải, bông cải xanh, các loại ngũ cốc lứt, các loại rau thơm, để tăng cường sức đề kháng, tiêu đờm, bảo vệ và làm tăng cường chức năng hô hấp.

Riêng với đối tượng trẻ em, trẻ sơ sinh cần cho trẻ duy trì bú sữa mẹ để giảm nguy cơ mắc bệnh hen phế quản, giảm triệu chứng tăng nặng của bệnh lý hen. Trái với điều mà không ít bà mẹ lo ngại, bệnh hen không phải là bệnh truyền nhiễm và hoàn toàn không lây từ mẹ sang trẻ qua sữa mẹ. Ngược lại, các nhà khoa học đã chứng minh được rằng khi mẹ mắc bệnh hen, trẻ được bú mẹ càng lâu càng sẽ có thể tránh được nguy cơ mắc bệnh hen sau này, nhất là khi trẻ được bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu đời. Ngoài ra, khi trẻ phải sử dụng các thuốc phòng ngừa hen lâu dài (thường là corticoid dạng hít), ta cần chú ý cung cấp thêm calcium hoặc dùng thêm các loại thực phẩm, sữa giàu calcium để tránh biến chứng loãng xương cũng như giúp trẻ có thể phát triển tốt hơn.

Xem thêm >> Mắc hen suyễn lâu năm chưa đỡ, nên làm gì?

Mắc hen phế quản (hen suyễn) không nên ăn gì? Bệnh hen kiêng gì?

Khoảng 2/3 bệnh nhân hen phế quản tin là bệnh của họ sẽ bị nặng hơn do dị ứng thức ăn. Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu cho thấy rằng chỉ khoảng 5% người bệnh là thật sự có vấn đề này.

Nếu người bệnh dị ứng với một loại thực phẩm nào đó thì cách tốt nhất là phải tránh chúng và nên tránh cả những loại thức ăn tương tự làm từ loại thực phẩm này. Thí dụ nếu người bệnh bị dị ứng với bắp, cũng cần cảnh giác với các đồ gia vị chế biến từ bắp như nước màu, đường mạch nha....

Cũng nên lưu ý đến một số loại thức ăn có thể có phản ứng dị ứng chéo với nhau. Ví dụ như người bệnh bị dị ứng với cua, cũng nên thận trọng khi ăn tôm nước ngọt, tôm hùm, tôm nước mặn do có thể có hiện tượng phản ứng chéo này.

Mặc dù bất kỳ loại thực phẩm nào cũng có khả năng gây dị ứng đối với bệnh nhân hen phế quản nhưng một số loại thực phẩm thường gây dị ứng thường gặp nhất phải kể tới:

- Cá biển và các loại thuỷ sản có vỏ cứng: tôm, cua, sò, ốc

- Lòng trắng trứng: lòng trắng trứng chứa 23 loại glucoprotein khác nhau – đây là các dị ứng nguyên thường gặp nhất gây dị ứng thức ăn.

- Một số loại ngũ cốc, hạt quả: bột mì, đậu phộng, đậu nành. Đậu phộng chính là loại thức ăn gây dị ứng thường gặp nhất ở trẻ trên 4 tuổi.

- Bột ngọt (monosodium glutamate): đây là một nguyên nhân “thầm lặng” có thể làm bệnh hen có thể trở nên trầm trọng hơn.

- Các chất bảo quản, phụ gia thực phẩm : aspartame (là loại chất làm ngọt –Nutrasweet- có trong nhiều loại thực phẩm và nước giải khát), BHA và BHT-BHA (chất chống oxy hoá thường dùng cho ngũ cốc và các chế phẩm từ ngũ cốc), muối nitrate và nitrite (thường dùng làm chất bảo quản, dậy mùi, tạo màu), các chất parabens, sulfite (để bảo quản thực phẩm)

Việc phải loại trừ một số thức ăn khỏi thực đơn hàng ngày vì lý do dị ứng không hoàn toàn có nghĩa là người bệnh sẽ không bao giờ có thể ăn được các món ấy trở lại. Một số thức ăn nếu dùng với lượng ít hoặc khi nấu chín có thể sẽ không gây triệu chứng gì. Và theo thời gian, người bệnh có thể hết bị dị ứng hoàn toàn với một số loại thực phẩm, đặc biệt ở đối tượng trẻ em. Chẳng hạn trẻ bị dị ứng với protein sữa bò có thể hết dị ứng sau 18 tháng tuổi. Tuy nhiên, nếu người bệnh đã từng bị phản ứng nặng, đe dọa đến tính mạng do một loại thức ăn nào đó thì nên cảnh giác với nguy cơ tiềm tàng này.

Ngoài chế độ dinh dưỡng hợp lý, hạn chế ăn các loại thực phẩm có thể gây dị ứng thì việc duy trì một chế độ tập luyện thể dục thể thao vừa sức, tập thở, khí công, cũng rất có ích cho người bệnh hen. Đồng thời, người bệnh nên giữ cho mình một tâm thái nhẹ nhàng, không lo âu, căng thẳng quá mức, duy trì các thuốc điều trị hen theo chỉ dẫn của bác sĩ.

Với điều trị dự phòng hen, người bệnh có thể dùng dạng hít, uống hoặc tiêm hoặc thuốc hen thảo dược (Thuốc có nguồn gốc tự nhiên đã được Bộ Y tế cấp phép là thuốc điều trị)

>> Tham khảo thêm thông tin về bệnh hen tại website: benhhen.vn

>> Tổng đài bác sĩ tư vấn và theo dõi điều trị bệnh miễn cước cuộc gọi 1800 5454 35

Thuốc hen P/H

Phòng cơn hen tái phát - Điều trị các thể hen phế quản

Thuốc hen P/H điều trị các thể hen phế quản có biểu hiện khó thở, ho, tức ngực, đờm nhiều; phòng cơn hen tái phát.

Thành phần chính gồm ma hoàng, tế tân, bán hạ, cam thảo, ngũ vị tử, can khương, hạnh nhân, bối mẫu, trần bì, tỳ bà diệp.

Cách dùng và liều dùng: Ngày uống 2 lần sau ăn.

-  Trẻ 1- 2 tuổi mỗi lần uống 10ml. Trẻ 3- 6 tuổi mỗi lần uống 15ml. Trẻ 7-12 tuổi mỗi lần uống 20ml.

-  Người lớn mỗi lần uống 30ml. Bệnh nặng có thể dùng gấp rưỡi liều trên. Đợt điều trị 8-10 tuần.

Nay đã có thêm dạng viên hoàn*** dành cho bệnh nhân TIỂU ĐƯỜNG

Sản phẩm của Công ty Đông Dược Phúc Hưng (96-98 Nguyễn Viết Xuân, Hà Đông, Hà Nội).

Liên hệ 1800 545435.

Thông tin tại website hoặc facebook.

Số tiếp nhận đăng ký quảng cáo 1163/12/QLD-TT của Cục Quản lý Dược.

Đọc kỹ hướng dẫn trước khi dùng.


Ý kiến của bạn