Hà Nội

Hen phế quản (hen suyễn) – Đã chữa, phải chữa từ căn nguyên sinh bệnh!

07-01-2019 14:00 | Y học cổ truyền
google news

SKĐS - “Không quá sớm nhưng đừng để quá muộn” - Kiểm soát nguyên nhân và nguy cơ dễ bị bệnh hen là mục tiêu vàng của điều trị, từ đó có thể giúp hầu hết người hen phế quản có cuộc sống bình thường.

Dấu hiệu nhận biết hen phế quản và những tác nhân làm cơn hen tái phát

Có rất nhiều tác nhân gây nên triệu chứng của bệnh hen phế quản và làm bệnh ngày một nặng thêm. Không phải tất cả người hen phế quản đều phản ứng cùng một tác nhân. Ngoài ra, sự ảnh hưởng của những tác nhân này lên phổi từng người bệnh cũng có sự khác biệt. Nói chung, độ nặng, nhẹ của các triệu chứng hen phế quản sẽ phụ thuộc vào việc có bao nhiêu tác nhân gây kích ứng cũng như phổi của bạn nhạy cảm như thế nào đối với chúng.

Trên thực tế, có tới ít nhất 13 yếu tố thường gặp có thể gây kích phát cơn hen ở bệnh nhân, gồm: Gắng sức, thay đổi thời tiết, viêm đường hô hấp, khói (khói thuốc lá, khói than), nhiễm lạnh, hóa chất, bụi nhà, bụi công nghiệp, tiếp xúc vật nuôi, cảm xúc, thuốc, thức ăn, liên quan thai nghén.

Hen phế quản (hay còn gọi là Hen Suyễn - COPD Phổi tắc nghẽn mãn tính) là 1 bệnh mạn tính về đường hô hấp với các triệu chứng thường gặp như:

- Thở nhanh : đây là triệu chứng hen suyễn đầu tiên và thường thấy nhất, người mắc bệnh sẽ có dấu hiệu thở nhanh, hơi ngắn đặc biệt khi vận động nặng một tí như leo dốc, leo cầu thang hay mang vác nặng thì thở dốc liên tục. Khi vào buổi tối khi mà không khí bị loãng mặc dù không vận động mạnh thì cũng sẽ thở nhanh hơn người bình thường.

- Thở khò khè : Đây là triệu chứng xuất hiện khi về đêm, khi ngủ bệnh bệnh sẽ phát ra tiếng khò khè, tiếng rít khi thở. Tất nhiên là bản thân người bệnh ít tự thấy được triệu chứng này nên cần người thân hoặc bạn bè quan sát giúp để phát hiện sớm bệnh.

- Ho : Hầu như bệnh về đường hô hấp nào cũng đều sẽ có triệu chứng ho, ở người hen suyễn thì ho có thể kéo dài, thường tăng tần xuất lên khi về buổi đêm sương xuống và buổi sáng sớm Trong khi đang rèn luyện bằng những bài tập thể dục thì cơn ho cũng thường xuất hiện.

- Khó thở : Người bệnh thở ngắn và thường xuyên khó thở, khi ngồi và đứng cần dùng tay đỡ ngực xong kèm theo há miệng thở gấp.

- Nặng ngực : đây là triệu chứng xuất hiện kèm theo những triệu chứng trên, khi ho, hay khi thở ra thì cảm thấy ngực nặng nề như có vật gì đè lên.

Ngoài những triệu chứng điển hình thì rất nhiều trường hợp người bị hen suyễn không có dấu hiệu điển hình. Do đó, cần nghĩ ngay đến bệnh hen khi người bệnh có một trong các biểu hiện: cơn khò khè tái phát nhiều lần, nhất là về ban đêm, khó thở khi tiếp xúc với một số dị nguyên hay khói ô nhiễm,triệu chứng “cảm cúm” kéo dài hơn 10 ngày… Sau khi cơn hen thuyên giảm, người bệnh có thể khạc ra những cục đờm rắn gọi là tinh thể Charcotte – Laden, có thể lẫn đờm mủ màu xanh hoặc màu vàng hoặc đục.


PGS.TS.BS Nguyễn Văn Đoàn, Giám đốc Trung tâm dị ứng và miễn dịch lâm sàng, BV Bạch Mai; Trưởng Bộ môn dị ứng miễn dịch lâm sàng (Đại học Y Hà Nội) cho biết: “Dù người già hay trẻ em đều có chung các triệu chứng như vậy. Tuy nhiên, đối với trẻ em, hen phế quản khá điển hình và khó chuẩn đoán vì nó liên quan đến nhiều bệnh đường hô hấp của trẻ. Ví dụ rất cụ thể là viêm tiểu phế quản hoặc viêm phế quản, nhiều người nhầm lẫn đó là viêm phế quản nhưng hen phế quản của trẻ em cũng có các dấu hiệu nêu trên. Người lớn, ho là dấu hiệu đầu tiên nhưng trẻ em khò khè là dấu hiệu đầu tiên. Ngoài ra, người bị hen thường mắc kèm theo một số triệu chứng như: mề đay, dị ứng thuốc, dị ứng thức ăn.

Bệnh có tính di truyền rõ rệt, nếu bố hay mẹ bị hen thì đương nhiên con cái bị mắc bệnh (từ 25-30% nguy cơ mắc bệnh); nếu cả bố và mẹ bị mắc bệnh hen thì có từ 50- 60%, nhưng nếu cả bố và mẹ không bị hen, nguy cơ này chỉ chiếm 5-10%”.

Trong đó các yếu tố gây tác động bên ngoài tới cơn hen nhiều nhất là thay đổi thời tiết (85,2%), Gắng sức (gần 70%), nhiễm lạnh (53,2%), viêm đường hô hấp… Bệnh nhân hen cũng thường mắc các bệnh dị ứng kèm theo như viêm mũi dị ứng, mề đay, dị ứng thức ăn, viêm kết mạc dị ứng, viêm da cơ địa…

Căn nguyên gây nên hen phế quản là gì?

Theo Đông Y, căn nguyên của bệnh hen suyễn là do 3 tạng Tỳ, Phế, Thận bị suy yếu, không điều hòa gây nên bệnh cụ thể là:

-Tạng Phế : Phế có công năng chủ xuất nhập khí. Phế rối loạn làm khí xuất nhập rối loạn gây nên khó thở. Cho nên trong bệnh hen phế quản, triệu chứng điển hình dễ thấy là khó thở, khó thở ra, khó thở có chu kỳ, cơn khó thở bùng phát khi gặp các yếu tố kích thích như gió, ẩm lạnh, bụi, mùi lạ, căng thẳng, mệt nhọc…

-Tạng Tỳ : Có chức năng vận hóa, chuyển biến hóa thức ăn. Khi lo nghĩ quá nhiều làm rối loạn công năng của tỳ. Chức năng chuyển hóa thức ăn của tỳ bị rối loạn sẽ sinh đờm. Đờm dừng ở phế sẽ làm tắc nghẽn gây khó thở.

-Tạng Thận : Chủ nạp khí. Công năng thận rối loạn dẫn tới cơ thể yếu từ lúc mới sinh; vì thế làm cho thận không nạp được khí nên khí ngược lên gây khó thở

Theo BS Nguyễn Văn Đoàn, bệnh hen rất nguy hiểm, tuy nhiên rất nhiều người vẫn chưa quân tâm đến nó. Họ thường cho là bệnh không nguy hiểm đến tính mạng nhưng trên thực tế lại có. Bởi vì, chỉ sau vài phút không thở được bệnh nhân có thể tử vong.

Đối với hen mạn tính, việc nâng cao, phục hồi và điều hòa 3 tạng Tỳ – Phế – Thận sẽ giúp bệnh chuyển nhanh và không tái phát, nhờ vậy bệnh mới giải quyết tận gốc được.

Thông tin thêm cho người bệnh Hen Suyễn:

- Những phác đồ điều trị hen suyễn trên thế giới theo lịch sử

- Những giá trị truyền thống của thuốc y học cổ truyền điều trị hen suyễn

- Đa số bệnh nhân hen suyễn chưa biết bệnh có thể chữa được

- Chia sẻ kinh nghiệm trị hen suyễn


Ứng dụng các bài Thuốc y học cổ truyền trong điều trị hen đang ngày càng được giới chuyên môn và người bệnh tin tưởng. Các bài thuốc y học cổ truyền một mặt có thể giúp nâng cao chức năng các Tạng Tỳ - Phế - Thận bị suy yếu, mặt khác điều hòa hoạt động giữa các Tạng đó; Sức đề kháng tăng, sức khỏe được cải thiện, các triệu chứng tại phế quản giảm rõ rệt, hết viêm, đờm được tiêu trừ và không sinh ra, kích ứng giảm làm họ cũng giảm, từ đó các cơn hen kịch phát giảm dần, cơn hen cũng nhẹ và bớt nguy hiểm hơn trước, tiến tới không còn lên cơn và tái phát nữa.

Hiện nay tại các hiệu thuốc và các bệnh viện y học cổ truyền đã có thuốc thảo dược thành phẩm dạng cao lỏng và viên hoàn được bào chế theo bài thuốc cổ phương 1500 tuổi “Tiểu Thanh Long thang” có thể dùng điều trị dự phòng thay thế các thuốc tân dược. Thuốc được sản xuất và phân phối bởi một trong những thương hiệu đã có uy tín hơn 20 năm trong nghiên cứu – sản xuất và cung ứng các thuốc thảo dược. Thuốc thảo dược dự phòng hen này là sản phẩm duy nhất được cấp phép là thuốc điều trị cho tới thời điểm hiện nay. Sau hơn 15 năm ứng dụng trong điều trị dự phòng hen phế quản, thuốc được giới chuyên môn đánh giá cao và được đón nhận tốt từ các bệnh viện tuyến Trung ương đến một số bệnh viện tuyến tỉnh: Thái Nguyên, Hải Phòng, Hòa Bình… Có thể nói, Việt Nam hoàn toàn có khả năng sản xuất ra những sản phẩm điều trị bệnh hen phế quản chất lượng cao có nguồn gốc hoàn toàn từ tự nhiên và có thể thay thế các thuốc tân dược điều trị dự phòng. Với thuốc hen thảo dược, kỳ vọng trong thời gian tới, hen  phế quản sẽ không còn là nỗi ám ảnh với một bộ phận không nhỏ người dân nước ta.

Ghi nhận tại những cơ sở đã sử dụng sản phẩm này, các chuyên gia y thế nhận định, thuốc hen thảo dược đáp ứng tốt trên các bệnh nhân mắc hen phế quản nhờ cơ chế phục hồi – điều hòa và nâng cao công năng ba tạng Tỳ - Phế - Thận. Thuốc hen thảo dược cũng có nhiều lợi thế hơn nhờ là sản phẩm có thành phần hoàn toàn tự nhiên, hạn chế tác dụng phụ, hiệu quả điều trị đảm bảo, giá cả hợp lý và là thuốc Việt nên được ưu tiên sử dụng.

Trong thời gian tới, mục tiêu đưa thuốc y học cổ truyền trị hen đến tận tay người bệnh và nâng cao kiến thức cho người bệnh nhằm giúp cho người bệnh trở thành “thầy thuốc của chính mình” là một trong những mục tiêu hàng đầu được ưu tiên. Hi vọng đến năm 2025, sẽ không còn bệnh nhân tử vong do hen phế quản.

Thuốc hen P/H

Phòng cơn hen tái phát - Điều trị các thể hen phế quản

Thuốc hen P/H điều trị các thể hen phế quản có biểu hiện khó thở, ho, tức ngực, đờm nhiều; phòng cơn hen tái phát.

Thành phần chính gồm ma hoàng, tế tân, bán hạ, cam thảo, ngũ vị tử, can khương, hạnh nhân, bối mẫu, trần bì, tỳ bà diệp.

Cách dùng và liều dùng: Ngày uống 2 lần sau ăn.

Trẻ 1- 2 tuổi mỗi lần uống 10ml. Trẻ 3- 6 tuổi mỗi lần uống 15ml. Trẻ 7-12 tuổi mỗi lần uống 20ml.

Người lớn mỗi lần uống 30ml. Bệnh nặng có thể dùng gấp rưỡi liều trên. Đợt điều trị 8-10 tuần.

Sản phẩm của Công ty Đông Dược Phúc Hưng (96-98 Nguyễn Viết Xuân, Hà Đông, Hà Nội).

Liên hệ 1800 545435.

Thông tin tại website hoặc facebook.

Số tiếp nhận đăng ký quảng cáo 1163/12/QLD-TT của Cục Quản lý Dược.

Đọc kỹ hướng dẫn trước khi dùng. Nay đã có thêm dạng viên hoàn*** dành cho bệnh nhân TIỂU ĐƯỜNG


pv
Ý kiến của bạn