Hen phế quản có nên mang thai? Hen có ảnh hưởng tới thai nhi?

08-10-2019 10:00 | Y học 360

SKĐS - Hen phế quản hay còn gọi là hen suyễn là bệnh lý hô hấp mạn tính thường gặp, có thể gây ảnh hưởng và có thể gây nguy hiểm cho khoảng 4 - 8% phụ nữ mang thai.

So với các bệnh lý mạn tính thì hen là bệnh lý thường gặp trong quá trình mang thai. Nếu hen phế quản không được dự phòng và kiểm soát tốt có thể gây ảnh hưởng nặng nề đến cả mẹ và bé. Có nên mang thai khi mắc hen phế quản không? Lưu ý gì trong thai kỳ để hạn chế những ảnh hưởng tiêu cực của hen phế quản?

Phụ nữ mắc hen phế quản có nên mang thai?

Hen phế quản là tình trạng viêm mạn tính đường dẫn khí của phổi (phế quản). Đường thở bị viêm nên rất dễ nhạy cảm khi tiếp xúc với các yếu tố môi trường như: dị nguyên, nhiễm khuẩn hô hấp, hít thuốc lá thụ động và ô nhiễm không khí. Đường thở bị viêm sẽ hẹp lại và làm cho không khí qua phổi rất khó khăn, gây nên bùng phát các cơn hen phế quản.

Vì tình trạng viêm là mạn tính nên việc điều trị khỏi hoàn toàn hen phế quản là khó khăn. Mục tiêu điều trị của hen phế quản hiện nay là:

- Không có triệu chứng hen phế quản ban ngày.

- Không thức giấc vào ban đêm do hen phế quản.

- Biết xử trí cơn hen cấp tại nhà, không phải đi cấp cứu, bệnh viện vì cơn hen.

- Hoạt động thể lực và gắng sức bình thường.

- Chức năng phổi trở về bình thường.

Như vậy, khi hen được kiểm soát tốt đồng nghĩa với người bệnh có thể chung sống với bệnh hen như một người bình thường, vẫn có thể mang thai và sinh con bình thường. Tuy nhiên do nguy cơ mà hen có thể gây ra, thai phụ nên theo dõi sát trong quá trình mang thai để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và bé.

Nguy cơ của mẹ và bé trong quá trình mang thai là gì?

Mức độ ảnh hưởng của hen phế quản đối với mẹ và bé trong thai kỳ còn tùy thuộc vào thể trạng của bệnh. Thực tế cho thấy khó có thể dự đoán được diễn biến của bệnh hen ở phụ nữ mang thai lần đầu. Trong suốt thai kỳ, diễn tiến bệnh có thể nặng hơn ở khoảng 1/3 phụ nữ, cải thiện ở 1/3 và duy trì ổn định ở 1/3. Ở những bệnh nhân mắc hen nhẹ khi mang thai diễn biến thường không đáng lo ngại, những bệnh nhân mắc hen nặng, bệnh có xu hướng xấu hơn trong thời kỳ này. Mức độ trầm trọng của triệu chứng hen phế quản trong lần mang thai đầu tiên thường giống những lần mang thai sau.

Ở mức độ diễn tiến trầm trọng của bệnh hen, đặc biệt là các cơn hen cấp tính nếu không được xử trí kịp thời có thể dẫn tới thiếu oxy thai, gây các biến chứng cho thai nhi: suy thai, đẻ non, thai chậm phát triển. Tăng huyết áp và tiền sản giật có thể gặp ở mẹ.

Cùng lắng nghe chia sẻ của chuyên gia PGS.TS Nguyễn Thị Ngọc Dinh về những nguy cơ cũng như những vấn đề bệnh nhân hen phế quản cần lưu ý trong quá trình mang thai (trích chương trình tư vấn trực tuyến "Bệnh hen - Cách điều trị và dphòng hiệu quả":

Làm gì trước và trong quá trình mang thai?

Nên thông báo dự kế hoạch có thai của mình trước với bác sĩ theo dõi điều trị hoặc tái khám kiểm soát hen tại các cơ sở chuyên khoa. Bác sĩ sẽ tư vấn khi nào tình trạng bệnh cho phép mang thai sẽ tốt cho mẹ và thai nhi.

Phụ nữ trước khi mang thai nên tiêm phòng các bệnh: sởi, quai bị, Rubella, HBV, thủy đậu, cúm.

Trong quá trình mang thai: Thường xuyên đo huyết áp, xét nghiệm máu, nước tiểu: đánh giá biến chứng tăng huyết áp, tiền sản giật. Siêu âm đúng lịch hẹn, nhớ các mốc siêu âm quan trọng,  nếu thai phụ cần phải sử dụng corticoid đường uống thì nên siêu âm lại sau mỗi 4 tuần sau tuần thứ 20 để đảm bảo thai phát triển bình thường. Ở người bệnh có cơn hen phế quản tái phát nhiều nên đo thêm cử động thai nhi trong khi được siêu âm.

Hạn chế/tránh tiếp xúc với các yếu tố kích phát cơn hen như: khói thuốc lá, thuốc lào; lông súc vật chó, mèo...; khói bếp, đặc biệt là khói bếp than; các loại mùi hương mạnh như: phấn hoa, nước hoa, thuốc xịt côn trùng; tránh ăn các thức ăn lạ có nguy cơ gây dị ứng; luôn giữ cho không khí trong nhà thoáng, khô. Phụ nữ mang thai không được hút thuốc hay để người khác hút thuốc bên mình. Khói thuốc là yếu tố dễ kích thích các cơn hen cấp.

Chế độ dinh dưỡng cũng đặc biệt quan trọng trong giai đoạn này. Phụ nữ mang thai nên ăn đồ ấm, hạn chế tối đa đồ để lâu trong tủ lạnh. Đồng thời cũng phải giữ ấm cơ thể, nếu bị cảm cúm, cảm lạnh thì sẽ càng nguy hiểm hơn. Khi ra ngoài nên đeo khẩu trang để tránh các tác nhân bất ngờ gây các cơn hen.

>> Xem thêm: Mắc hen phế quản nên ăn gì?

Thuốc điều trị hen trong quá trình mang thai? Làm gì khi cơn hen tái phát?

Theo nghiên cứu, khi mang thai, các cơn hen thường xuất hiện nhiều nhất ở tuần 17-24 chu kì. Một số loại thuốc thường dùng để cắt cơn và kiểm soát hen cho thai phụ thường được chỉ định dưới dạng thuốc xịt, hít:

Glucocorticoid đường hít: được sử dụng phổ biến trong thai kì như budesonide và beclometasone.

Glucocorticoid đường uống: kinh nghiệm điều trị cho thấy glucocorticoid khá an toàn cho cả mẹ và thai nhi dù một số nghiên cứu chỉ ra tỷ lệ rất nhỏ của hở môi hàm ếch khi mẹ sử dụng đường uống dưới tuần 13 thai kì. Cũng có nghiên cứu chỉ ra mối liên quan với biến chứng đẻ non và thiếu cân của thai nhi nhưng cũng chưa loại trừ được biến chứng này liên quan đến các cơn hen phế quản trong quá trình mang thai. Thực tế nhưng nguy cơ trên có thể nhỏ hơn rất nhiều so với nguy cơ khi hen phế quản nặng không được điều trị do có thể gây tử vong cả mẹ và bé.

Một số thuốc khác được sử dụng trong quá trình mang thai gồm: theophyllin, kháng leukotrien, kháng histamin (diphenhydramin, ferofenadin, cetirizine, loratadin) và liệu pháp miễn dịch đặc hiệu khi đang tiến hành.

Các thuốc sinh học như: Omalizumab chưa có nhiều bằng chứng nghiên cứu về độ an toàn của thuốc này nhưng việc khởi đầu dùng thuốc khi đang mang thai không được khuyến cáo), các thuốc khác như kháng IL-5 hiện chưa có nhiều nghiên cứu.

Tùy tình trạng bệnh mà khi mang thai, các bác sĩ sẽ điều chỉnh thuốc và chỉnh liều phù hợp để đảm bảo kiểm soát bệnh ổn định mà không gây ảnh hưởng đến thai nhi. Thai phụ nên tuân thủ điều trị để hạn chế cơn hen xuất hiện, cũng tức là giúp hạn chế sử dụng thuốc có nguy cơ ảnh hưởng đến con.

Nếu tần suất cơn hen thường xuyên xuất hiện cần nhập viện để được theo dõi tình trạng của cả mẹ và bé và được xử trí kịp thời do có nguy cơ biến chứng cao.

>> Xem thêm: Phân biệt các thuốc cắt cơn và dự phòng hen phế quản thường gặp

Thuốc điều trị hen có ảnh hưởng đến thai nhi không?

Thường các triệu chứng hen phế quản trở về ổn định như tình trạng ban đầu sau 3 tháng đầu sau sinh.

Nên nuôi con bằng sữa mẹ, bên cạnh những lợi ích thông thường như dinh dưỡng, miễn dịch và tâm lý cho mẹ và bé, nuôi con bằng sữa mẹ có thể làm giảm nguy cơ những đợt khò khè của trẻ trong 2 năm đầu. Một số thuốc có thể qua sữa vào cơ thể bé nên bạn cần được tư vấn bác sĩ về các thuốc phù hợp điều trị trong giai đoạn này.

Tóm lại, hen phế quản không phải chống chỉ định của mang thai, người mẹ và thai nhi hoàn toàn có thể khỏe mạnh nếu:

- Có kế hoạch mang thai và thông báo trước với bác sĩ để cùng xác định thời gian mang thai phù hợp tùy thuộc tình trạng bệnh ổn định.

- Trang bị cho mình những kiến thức cơ bản về các nguy cơ trong quá trình mang thai, các biện pháp dự phòng cơn hen, quá trình nuôi con và dinh dưỡng hợp lý.

- Tuân thủ điều trị, khám thai và hen phế quản định kỹ, tuyệt đối không bỏ thuốc tránh nguy hiểm không đáng có cho mẹ và thai nhi.

- Khi triệu chứng nặng lên tại nhà, bên cạnh xử trí cắt cơn, cần đến viện ngay để được theo dõi sát và chăm sóc phù hợp.

Trẻ sinh ra sau này có bị hen phế quản không?

Mặc dù cơ chế bệnh sinh phức tạp liên quan đến yếu tố bên trong cơ thể và tương tác với môi trường nhưng trẻ sẽ có nguy cơ mắc hen phế quản cao hơn trẻ khác nếu có cả bố và mẹ cùng mắc hen phế quản dị ứng.

>> Tham khảo thêm thông tin về bệnh hen tại website: benhhen.vn

>> Tổng đài bác sĩ tư vấn và theo dõi điều trị bệnh miễn cước cuộc gọi 1800 5454 35

Thông tin về thuốc thảo dược đã được Bộ Y tế cấp phép là thuốc điều trị:

Thuốc hen P/H

Phòng cơn hen tái phát - Điều trị các thể hen phế quản

Thuốc hen P/H điều trị các thể hen phế quản có biểu hiện khó thở, ho, tức ngực, đờm nhiều; phòng cơn hen tái phát.

Thành phần chính gồm ma hoàng, tế tân, bán hạ, cam thảo, ngũ vị tử, can khương, hạnh nhân, bối mẫu, trần bì, tỳ bà diệp.

Cách dùng và liều dùng: Ngày uống 2 lần sau ăn.

-  Trẻ 1- 2 tuổi mỗi lần uống 10ml. Trẻ 3- 6 tuổi mỗi lần uống 15ml. Trẻ 7-12 tuổi mỗi lần uống 20ml.

-  Người lớn mỗi lần uống 30ml. Bệnh nặng có thể dùng gấp rưỡi liều trên. Đợt điều trị 8-10 tuần.

Nay đã có thêm dạng viên hoàn*** dành cho bệnh nhân TIỂU ĐƯỜNG

Sản phẩm của Công ty Đông Dược Phúc Hưng (96-98 Nguyễn Viết Xuân, Hà Đông, Hà Nội).

Liên hệ 1800 545435.

Thông tin tại website hoặc facebook.

Số tiếp nhận đăng ký quảng cáo 1163/12/QLD-TT của Cục Quản lý Dược.

Đọc kỹ hướng dẫn trước khi dùng.


Ý kiến của bạn