Hen phế quản có di truyền không?

04-11-2019 14:00 | Y học 360
google news

SKĐS - Hen phế quản (hen suyễn) là bệnh lý phổ biến gây ảnh hưởng nhiều tới chất lượng sống, sinh hoạt của người bệnh. Đặc biệt, với những người bệnh mắc hen phế quản đang có ý định sinh con thì câu hỏi “Bệnh hen suyễn có di truyền không?” là băn khoăn thường được gửi tới các chuyên gia nhất. Bài viết dưới đây sẽ giúp giải đáp câu hỏi đó, đồng thời gợi ý một số phương pháp giúp các bậc phụ huynh có thể dự phòng và hạn chế mắc hen phế quản ở trẻ.

Sinh lý học bệnh hen phế quản

Hen phế quản (hen suyễn) là bệnh viêm mạn tính đường thở do nhiều tế bào và các thành phần tế bào tham gia. Viêm đường thở mạn tính kết hợp với tăng đáp ứng đường thở dẫn đến những đợt thở rít, khó thở, nghẹt lồng ngực, ho tái diễn; các triệu chứng thường xảy ra về đêm  hoặc sáng sớm; những đợt này thường kết hợp với tắc nghẽn đường thở lan toả và hồi phục tự phát hoặc sau điều trị (định nghĩa của GINA). Hai rối loạn sinh lý bệnh đặc trưng trong hen phế quản là tắc nghẽn đường thở và tăng tính đáp ứng của phế quản.

- Tắc nghẽn đường thở: đường thở trong hen phế quản hẹp  do nhiều yếu tố:

Co thắt cơ trơn phế quản: là yếu tố chủ yếu làm hẹp đường thở.

Dày thành phế quản: do phù nề niêm mạc, thâm nhiễm các tế bào viêm  dưới niêm mạc và  tái tạo lại cấu trúc đường thở (phì đại cơ trơn phế quản  , tăng sinh mạch máu, tăng tế bào tiết nhày, lắng đọng collagen ở ngoại bào).

Dịch tiết trong lòng phế quản  tăng: do các tế bào biểu mô bong, protein từ huyết tương và chất nhày.

Tắc nghẽn đường thở ở bệnh lý hen thường hay đổi theo từng bệnh nhân và từng thời điểm trên cùng một người bệnh, có thể hồi phục hoàn toàn sau điều trị. Tắc nghẽn đường thở gây ra các triệu chứng ho, khò khè, khó thở nặng ngực, làm giảm lưu lượng thở ra, tăng sức cản đường thở, tăng khí cặn, lâu ngày dẫn đến giãn phế nang và có thể gây suy hô hấp, tâm phế mạn.

- Tăng tính đáp ứng phế quản: tăng đáp ứng phế quản vừa là nguyên nhân vừa là hậu quả của quá trình rối loạn sinh lý bệnh của hen phế quản.

>> Xem thêm: Điều trị hen phế quản (hen suyễn) – Những điều cần biết

Bệnh hen có di truyền không?

Bệnh hen (hen suyễn) là một bệnh dị ứng có liên quan tới gen, thường gặp 35 - 70% ở người mắc bệnh hen phế quản. Có nhiều gen liên quan đến bệnh sinh của hen phế quản và khác nhau theo nhóm chủng tộc. Gen kiểm soát đáp ứng miễn dịch trong hen phế quản là HLA-DRB1-15. Gen liên quan đến sản xuất các cytokin viêm, IgE và tăng đáp ứng phế quản ở  NTS 5q.

Nhiều nghiên cứu cho thấy con của những người mắc bệnh hen hoặc người có cơ địa dị ứng dễ bị bệnh hen phế quản hơn rất nhiều so với những người khác. Con của cặp vợ chồng có bố hoặc mẹ có cơ địa dị ứng thì có khả năng có cơ địa dị ứng là 33%. Nếu cả bố và mẹ đều có cơ địa dị ứng thì có khả năng mắc hen và các bệnh lý dị ứng lên tới 60%.

Bệnh hen còn bị ảnh hưởng nhiều của yếu tố môi trường và không phải tất cả những người có cơ địa dễ mắc hen là chắc chắn sẽ xuất hiện bệnh hen, mà chỉ một tỷ lệ nhất định các đối tượng này phát bệnh hen. Những người có cơ địa mắc hen, nếu tiếp xúc với các yếu tố dễ gây dị ứng như: lông chó, mèo, khói thuốc lá, thuốc lào, khói bếp than, bụi, phấn hoa, hóa chất, xăng dầu, nhiễm khuẩn, ăn phải thức ăn lạ dễ gây dị ứng như nhộng tằm, cá ngừ, lạc, dứa... có nguy cơ mắc bệnh hen nhiều hơn rõ rệt. Còn người mắc bệnh hen mà tiếp xúc với các yếu tố gây dị ứng nói trên thì dễ bùng phát cơn hen. Trái lại, người có nguy cơ mắc bệnh hen và người mắc bệnh hen mà biết tránh tiếp xúc với các yếu tố dễ gây dị ứng thì tránh được bệnh hen và cơn hen.

Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, cùng lắng nghe chuyên gia PGS.TS Nguyễn Thị Ngọc Dinh chia sẻ qua video sau:

>> Xem thêm Tư vấn trực tuyến về phòng và điều trị hiệu quả hen phế quản

Giảm thiểu nguy cơ mắc hen phế quản

Sự phát triển và diễn tiến kéo dài của bệnh lý hen phế quản là do sự tương tác gen - môi trường. Vì vậy cần lưu ý các yếu tố sau để giảm nguy cơ mắc hen phế quản ở trẻ nói riêng và ở người có nguy cơ mắc hen nói chung:

Với trẻ em, đặc biệt là trẻ sơ sinh:

- Tránh phơi nhiễm khói thuốc lá trong môi trường lúc mang thi và năm đầu đời

- Khuyến khích sinh qua âm đạo

- Khuyên nuôi con bằng sữa mẹ vì các lợi ích sức khỏe chung

- Nếu có thể, hạn chế sử dụng paracetamol và kháng sinh phổ rộng trong năm đầu đời

- Nuôi con bằng sữa mẹ làm giảm các đợt khò khè lúc mới sinh

- Tiếp nhận bổ sung Vitamin D qua thức ăn hoặc ánh sáng mặt trời hoặc chỉ định của bác sĩ

Với người lớn cần đặc biệt hạn chế tiếp xúc với môi trường ô nhiễm, đặc biệt không hút thuốc lá, tránh viêm đường hô hấp trên tái đi tái lại, không lạm dụng kháng sinh và các thuốc chống viêm có tác tác dụng kéo dài.

Hi vọng, qua bài viết này, người bệnh đã trả lời được câu hỏi “Bệnh hen phế quản có di truyền không? và biết thêm thông tin về hen phế quản, trang bị thêm cho mình những kiến thức cần thiết để phòng hen hiệu quả.

>> Tham khảo thêm thông tin về bệnh hen tại website: benhhen.vn

>> Tổng đài bác sĩ tư vấn và theo dõi điều trị bệnh miễn cước cuộc gọi 1800 5454 35

Thuốc hen P/H

Phòng cơn hen tái phát - Điều trị các thể hen phế quản

Thuốc hen P/H điều trị các thể hen phế quản có biểu hiện khó thở, ho, tức ngực, đờm nhiều; phòng cơn hen tái phát.

Thành phần chính gồm ma hoàng, tế tân, bán hạ, cam thảo, ngũ vị tử, can khương, hạnh nhân, bối mẫu, trần bì, tỳ bà diệp.

Cách dùng và liều dùng: Ngày uống 2 lần sau ăn.

-  Trẻ 1- 2 tuổi mỗi lần uống 10ml. Trẻ 3- 6 tuổi mỗi lần uống 15ml. Trẻ 7-12 tuổi mỗi lần uống 20ml.

-  Người lớn mỗi lần uống 30ml. Bệnh nặng có thể dùng gấp rưỡi liều trên. Đợt điều trị 8-10 tuần.

Nay đã có thêm dạng viên hoàn*** dành cho bệnh nhân TIỂU ĐƯỜNG

Sản phẩm của Công ty Đông Dược Phúc Hưng (96-98 Nguyễn Viết Xuân, Hà Đông, Hà Nội).

Liên hệ 1800 545435.

Thông tin tại website hoặc facebook.

Số tiếp nhận đăng ký quảng cáo 1163/12/QLD-TT của Cục Quản lý Dược.

Đọc kỹ hướng dẫn trước khi dùng.


Ý kiến của bạn