Hà Nội

Hen ở trẻ em và những điều cha mẹ cần phải biết: Khi nào bệnh hen trở nặng?

29-08-2022 06:30 | Bệnh trẻ em

SKĐS – Bệnh nhân hen thường có dấu hiệu nặng lên vào ban đêm, khi hoạt động gắng sức hoặc ăn thức ăn gây dị ứng… Vì sao vậy?

Hen trẻ em và những điều cha mẹ cần phải biết: (1) Những yếu tố gây khởi phát cơn henHen trẻ em và những điều cha mẹ cần phải biết: (1) Những yếu tố gây khởi phát cơn hen

SKĐS – Bệnh hen xảy ra quanh năm nhưng thời điểm giao mùa dễ khiến cơn hen khởi phát hơn. Nếu con bạn bị bệnh hen, những kiến thức dưới đây rất cần cho bạn để kiểm soát cơn hen hiệu quả, tránh cho trẻ rơi vào tình trạng nguy kịch.

Hen có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi. Hầu hết bệnh nhân hen xuất hiện triệu chứng khó thở trước 2 tuổi, còn lại hen xuất hiện nhiều vào khoảng 5 tuổi, tuổi thiếu niên và khoảng 40-50 tuổi.

Bệnh hen gặp nhiều ở thành phố hơn ở nông thôn. Tỷ lệ hen cao nhất ở vùng ngoại ô các thành phố do thường có nồng độ phấn hoa, bụi hữu cơ cao hơn vùng nông thôn và nội thành. Bệnh hen có thể trở nặng khi gặp những thời điểm và yếu tố dưới đây:

1. Hen thường nặng lên về ban đêm

Bệnh nhân hen thường khó thở về đêm. Có lẽ do ban đêm, nồng độ corticoil (corticod) và adrennalin trong cơ thể giảm thấp nhất, hai chất này có tác dụng làm giãn phế quản.

Ngoài ra, ban đêm là thời gian tiếp xúc với dị nguyên nhiều hơn như: bụi nhà, nấm mốc, lông vật nuôi trong nhà…hoặc do tư thế nằm ngủ không thuận lợi cho thông thoáng đường thở; do tăng hiện tượng trào ngược dịch dạ dày lên thực quản và do dịch ở mũi xoang dễ chảy xuống phế quản góp phần làm tăng khó thở.

photo-1661702119029

Bệnh hen thường trở nặng về đêm. Ảnh minh họa

2. Hen nặng lên khi ăn thức ăn gây dị ứng

Một số bệnh nhân hen dị ứng khi ăn một số loại thức ăn liền xuất hiện cơn khó thở như: tôm, cua, ốc, hến, quả hạch và một số trái cây như: chuối, kiwi, lê…

Ngoài ra, khi ăn một số thức ăn có chứa nồng độ chất trung gian hóa học cao như: pho mát, một số loại cá, nhất là cá không tươi (chất sulphite) cũng có thể khiến bệnh nhân hen lên cơn khó thở.

Có một số nhóm hóa chất trong thức ăn, nước uống có thể gây khó thở nhưng cơ chế chưa rõ như: chất bảo quản rượu, bia (sodium metabisulfit trong rượu đỏ) và tartrazin (chất nhuộm màu vàng trong thức ăn)…

3. Hen nặng lên khi hoạt động gắng sức

Gắng sức là những hoạt động tập luyện vượt quá cường độ với thời gian bình thường. Mọi gắng sức đều có ảnh hưởng không tốt bệnh hen và nhiều bệnh mạn tính khác.

Gắng sức làm tăng nhịp tim, thở dốc, mất nước, tiêu hao năng lượng nhiều, tăng gốc tự do…khiến cơ thể mệt mỏi, chán ăn, giảm sức đề kháng, tác động xấu đến các bệnh có sẵn. Đối với bệnh hen, gắng sức làm cho triệu chứng về hen và tình trạng khó thở càng trầm trọng hơn.

Gắng sức còn là nguyên nhân gây một loại bệnh hen là hen gắng sức.

photo-1661702121803

Trẻ bị hen rất nguy hiểm khi hít phải khói thuốc lá. Ảnh minh họa

4. Trẻ bị hen sẽ bị tăng cơn khó thở nếu khóc nhiều, cười nói nhiều

Cười nói nhiều, khóc nhiều cũng có thể làm cho khó thở tăng lên. Có lẽ do cười, nói nhiều hay khóc nhiều làm tăng không khí gây khó thở, làm nặng hơn triệu chứng hen

5. Hen nặng lên khi hít phải khói thuốc lá, thuốc lào

Trẻ bị hen hít phải khói thuốc lá, thuốc lào sẽ rất nguy hiểm, làm cơn khó thở tăng lên, bệnh hen nặng hơn, thuốc chữa hen ít tác dụng, phổi giảm khả năng thông khí, khó kiểm soát được bệnh hen.

Trẻ bị hen hít phải khói thuốc cũng nguy hiểm như chính người trực tiếp hút. Khói thuốc làm xuất hiện những đợt cấp ở hen ở tất cả các lứa tuổi. 

Mẹ bầu hút thuốc lá, thuốc lào trước khi sinh làm cho nồng độ kháng thể dị ứng (IgE) trong dây rốn cao hơn. Tỷ lệ thở rít ở trẻ em có liên quan đến tỷ lệ hút thuốc của mẹ.

6. Béo phì ảnh hưởng xấu tới bệnh hen

Nếu trẻ bị bệnh hen mà mắc béo phì thì có ảnh hưởng xấu đến bệnh hen.

Béo phì gây ảnh hưởng lên chức năng hô hấp do gia tăng khối lượng mỡ ở thành ngực và bụng, làm giảm tính đàn hồi thành ngực và phổi, làm cho cơ bao quanh phế quản trở nên ngắn, giảm dung tích cặn cơ năng, giảm thể tích dự trữ thở ra.

Trẻ béo phì thường thở nhanh hơn nên thể tích khí lưu thông ít, luồng khí lưu thông nhanh làm tăng nhạy cảm đường thở với các chất gây dị ứng, bẫy khí ở người béo phì cũng tăng nhiều hơn trong cơn hen.

Phổi của trẻ béo phì kém phát triển nên nhỏ hơn phổi trẻ bình thường, do đó chức năng hô hấp cũng kém hơn. Không những thế, béo phì còn làm tăng sự xuất hiện các tế bào và các chất gây dị ứng có nguồn gốc từ mô mỡ, góp phần vào sự tăng phản ứng viêm gây chít hẹp đường thở.

Mời bạn xem video hấp dẫn:

Khi bị sốt xuất huyết, nên bổ sung chất dinh dưỡng gì để nhanh khỏi bệnh?

PGS.TS Nguyễn Văn Đoàn
Nguyên Giám đốc TT Dị ứng- Miễn dịch lâm sàng BV Bạch Mai
Ý kiến của bạn