‘Hệ thống đại học từ công đến tư đều thiếu thốn về cơ sở vật chất’

13-09-2022 10:19 | Thời sự
google news

SKĐS - Liên quan đến việc tăng cường điều kiện đảm bảo chất lượng, bao gồm cơ sở hạ tầng, trang thiếu bị, đội ngũ cán bộ quản lý, nhân lực khoa học, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT nhìn nhận, hệ thống đại học hiện nay từ trường công đến trường tư đều đang trong tình trạng rất thiếu thốn về cơ sở vật chất.

Tăng học phí ở các trường tự chủ tài chính: Áp lực lớn dồn lên vai người họcTăng học phí ở các trường tự chủ tài chính: Áp lực lớn dồn lên vai người học

SKĐS - Bắt đầu từ năm học tới, nhiều trường đại học sẽ áp dụng việc tăng học phí. Dù lộ trình tăng học phí đã được báo trước nhưng học phí các trường áp dụng từ năm nay vẫn là một gánh nặng lớn với sinh viên, nhất là các trường được tự chủ tài chính.

Đó là một trong những vấn đề được Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn nêu ra tại Hội nghị tổng kết năm học 2021-2022 và triển khai các nhiệm vụ trọng tâm năm học 2022-2023 khối Giáo dục đại học do Bộ GD&ĐT tổ chức mới đây.

Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn khuyến khích hệ thống các trường, các doanh nghiệp tích cực đẩy mạnh xã hội hóa đối với giáo dục đại học, tận dụng mọi nguồn lực để phát triển. Riêng với hệ thống trường công cần lưu ý đến tiến độ giải ngân các dự án đầu tư công. "Tinh thần là chắt chiu từng phần nhỏ các nguồn lực tài chính đầu tư để có được sự cải thiện về điều kiện cơ sở vật chất vốn đã rất khó khăn".

Hệ thống đại học từ công đến tư đều thiếu thốn về cơ sở vật chất - Ảnh 2.

Bộ trưởng Bộ GD&ĐT nhìn nhận, hệ thống đại học hiện nay từ trường công đến trường tư đều đang trong tình trạng rất thiếu thốn về cơ sở vật chất. Ảnh minh họa.

Cũng tại Hội nghị, trao đổi về học phí đại học năm 2022, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn cho biết, Nghị định 81 quy định về cơ chế thu, quản lý học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân và chính sách miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập; giá dịch vụ trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo cần có sự điều chỉnh cho phù hợp với thực tiễn khó khăn vì ảnh hưởng của dịch bệnh.

Bộ GD&ĐT đang trình Chính phủ ban hành Nghị quyết về học phí. Mặc dù học phí được quy định trong Nghị định 81 nhưng quan điểm của Chính phủ là cần có những điều chỉnh cho phù hợp với khó khăn sau 2 năm dịch bệnh COVID-19. 

"Tinh thần chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ là hệ thống giáo dục cần chia sẻ với người dân, với xã hội trong tình hình kinh tế - xã hội còn nhiều khó khăn. Dự kiến, một vài ngày tới Nghị quyết sẽ được ban hành", Bộ trưởng Bộ GD&ĐT cho hay.

Bộ trưởng Bộ GD&ĐT chia sẻ thông tin này, như một "dự lệnh" để cơ sở giáo dục đại học chuẩn bị trước tinh thần, bởi không tăng học phí có thể khiến cơ sở giáo dục đại học công lập gặp khó khăn.

Trước đó, trong đề án tuyển sinh, hàng loạt các trường đại học từ công lập tự chủ đến chưa tự chủ đều điều chỉnh học phí tăng lên theo khung của Nghị định 81. Việc học phí tăng, phụ huynh thêm gánh nặng có thể khiến nhiều thí sinh phải từ bỏ ngành và trường ước mơ trong việc lựa chọn xét tuyển đại học năm nay do không kham nổi chi phí.

Thí sinh chưa nộp lệ phí có còn cơ hội xét tuyển đại học?Thí sinh chưa nộp lệ phí có còn cơ hội xét tuyển đại học?

SKĐS - Theo thống kê của Bộ GD&ĐT, kết thúc thời gian thanh toán lệ phí xét tuyển trực tuyến, số nguyện vọng thực hiện thủ tục thanh toán trực tuyến đạt 97% tổng số nguyện vọng đăng ký xét tuyển đại học.


Đỗ Vi
Ý kiến của bạn