Hé lộ sự thật đằng sau việc Tổng thống Trump sa thải Giám đốc FBI

12-05-2017 06:00 | Quốc tế

SKĐS - Vụ việc Tổng thống Donald Trump miễn nhiệm Giám đốc FBI James Comey đã gây bão dư luận, đặc biệt ở Quốc hội Mỹ. Vậy đâu là nguyên nhân đằng sau?

Giám đốc FBI James Comey

Giám đốc FBI James Comey

Vào đêm thứ 3 vừa qua, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã sa thải Giám đốc FBI (Cục điều tra liên bang Mỹ) James Comey. Trong một bức thư gửi ông Comey, ông Trump đã lý giải tại sao vị tổng thống lại miễn nhiệm ông trước đề xuất của Bộ trưởng Tư pháp Jeff Sessions, tuy nhiên chi tiết vẫn còn mập mờ.

Nguyên nhân từ đâu?

Bộ trưởng Tư pháp Sessions trong một lá thư gửi Tổng thống Trump đã dựa trên quyết định “đánh giá và nêu ra những nguyên nhân do Thứ trưởng Tư pháp đề xuất”. Về phần mình, Thứ trưởng Tư pháp Rod Rosenstein gợi ý rằng cách xử lý vụ điều tra của Comey về việc bà Hillary Clinton dùng email cá nhân cho công việc là vấn đề chính.

“Tôi không thể bao biện cho cách giải quyết và đưa ra kết luận của ngài Giám đốc FBI về vụ điều tra những bức email của Ngoại trưởng Clinton, và tôi không hiểu sao ông ta lại từ chối chấp nhận phán quyết chung là ông đã sai sót.”, bức thư của Rosenstein viết, theo thông tin của tờ báo Guardian đưa ra.

Thư từ Nhà Trắng thông báo Tổng thống Donald Trump miễn nhiệm Giám đốc FBI

Thư từ Nhà Trắng thông báo Tổng thống Donald Trump cách chức Giám đốc FBI

Toàn văn bức công hàm miễn nhiệm ông James Comey do Nhà Trắng đưa ra như sau:

Hôm nay, Tổng thống Donald J. Trump thông báo Giám đốc FBI James Comey đã bị thôi việc và sẽ phải rời khỏi văn phòng. Tổng thống Trump đưa ra quyết định dựa trên khuyến nghị từ cả Thứ trưởng Tư pháp Rod Roseinstein và Bộ trưởng Tư pháp Jeff Sessions.

“FBI là một trong những cơ quan được yêu mến và kính trọng nhất của Quốc gia và hôm nay sẽ đánh dấu một khởi đầu mới cho vương miện thực thi luật của chúng ta”, Tổng thống Donald Trump tuyên bố.

Việc tìm kiếm một Giám đốc FBI mới sẽ bắt đầu ngay tức thì.

Ông Sessions cũng liệt kê kết luận của Comey không truy tố bà Clinton cũng như họp báo trước bầu cử của ông là nguyên nhân để đề xuất miễn nhiệm.

Comey mới đây bị sa thải sau một bản báo cáo của hãng đưa tin AP cho biết ông đã thổi phồng số lượng email do trợ lý Huma Abedin gửi vào laptop của chồng bà. Thứ 3 tuần trước đó, FBI đã sửa lời khai tuyên thệ của ông rằng đó chỉ là một số lượng nhỏ email, chứ không phải là “hàng trăm hay hàng nghìn”, như ông Comey nói.

Bà Clinton phần nào cũng đổ lỗi cho những mất mát của bà do những gì mà ông Comey đã tiết lộ trước Quốc hội Mỹ chưa đầy 2 tuần trước Ngày Bầu cử mà vụ điều tra email hẳn sẽ lặp lại. Sau đó ông nói rằng FBI, một lần nữa không thấy có lý do gì để kết tội bà.

Tuy nhiên, nhiều người khác lo ngại rằng quyết định sa thải Giám đốc FBI có nguyên nhân từ vụ điều tra gián điệp Nga mà ông Comey làm chứng vào tuần trước.

Thượng nghị sĩ Richard Burr, người đứng đầu cuộc điều tra về mối liên hệ tiềm tàng giữa Nga và cuộc vận động tranh cử của ông Trump, cho biết ông cảm thấy bối rối bởi thời điểm và những lý do sau việc Tổng thống Trump sa thải Giám đốc FBI James Comey.

Ông Burr là người đứng đầu Ủy ban An ninh, cho biết ông nhận thấy Comey là một công chức có thứ bậc cao nhất, và việc sa thải ông sẽ “làm rối thêm cuộc điều tra vốn đã khó khăn” rồi. Ông Burr cho biết Comey là người đầu tiên mà ông sẽ nhớ tới trước bất kể giám đốc FBI nào”. Vị nghị sĩ đến từ Bắc Carolina gọi vụ việc Comey bị sa thải là “một tổn thất cho ngành và cho nước Mỹ”.

Còn Tim Kaine, người cùng tranh đua với bà Clinton vào năm 2016 và là thượng nghị sĩ ở Virginia, cho biết vụ việc cho thấy chính quyền Trump sợ vụ điều tra mối liên hệ với nước Nga tới mức nào.

Justin Amash, một đại biểu Cộng hòa cho Michigan nói rằng ông “đang xem xét luật để thiết lập một ủy ban độc lập về nước Nga. Đoạn thứ hai của lá thư này thật là kỳ lạ”.

Sự lạm quyền "kỳ quặc"!? dưới góc nhìn của chính giới Mỹ

Các học giả chính trị ngay lập tức đã lên án vụ sa thải ngay lập tức, gọi đây là sự cố “kỳ quặc” và đáng sợ. “Đó là một sự lạm quyền kỳ quặc.”, nhà phân tích luật có thâm niên của kênh truyền hình CNN Jeffrey Toobin nhận xét. Trong khi đó, thì ông trùm gây rò rỉ Edward Snowden kêu gọi người dân Mỹ lên án hành động trên. “Vị Giám đốc FBI này đã hàng năm trời tìm cách bỏ tù tôi vì những hoạt động chính trị của tôi. Nếu tôi có thể phản đối vụ sa thải ông, thì bạn cũng có thể làm thế.”, Snowden viết trên Twitter.

Snowden bình luận trên Twitter về vụ việc

“Nhưng Tổng thống của nước Mỹ có quyền sa thải giám đốc FBI. “Khả năng của Giám đốc giữ chức vụ cả nhiệm kỳ hay không phụ thuộc vào mức độ tín nhiệm của Tổng thống,” chuyên gia Scott Bomboy thuộc Trung tâm Hiến pháp Quốc gia viết trên blog vào tháng 3. Và vụ sa thải ông Comey cũng không phải là lần đầu tiên từng xảy ra. Cựu Tổng thống Bill Clinton đã từng sa thải giám đốc FBI William Sessions vào năm 1993 sau khi phát hiện ra Sessions sử dụng nguồn lực chính phủ cho các mục đích cá nhân. Tuy nhiên, ông tuyên bố có những luồng trái chiều sau vụ sa thải Comey.

“Bãi nhiệm một Giám đốc FBI, dù là hành động theo luật pháp hay nhân sự, đều cực kỳ rủi ro về mặt chính trị”, ông viết. “Quay trở lại năm 1993, vụ sa thải Sessions đã từng gây ra phản đối từ một số thành viên Quốc hội”.

Bomboy cũng giải thích Thượng nghị viện cũng có quyền sa thải người đứng đầu FBI.

Sẽ phải tìm kiếm người thay thế mới

Trước hết, sẽ cần phải tìm người thay thế Comey. Nhà Trắng tuyên bố sẽ bắt đầu tìm kiếm ngay lập tức. Người này sẽ phải được Thượng nghị viện do Đảng Cộng hòa dẫn đầu xác nhận.

Come cũng là nhân vật thứ 3 còn sót lại từ thời tiền nhiệm Obama bị Chính quyền ông Trump sa thải. Trước đó là cựu Bộ trưởng Tư pháp Sally Yates và người đứng đầu Sở Tư pháp New York Phreet Bharara.

Và vấn đề Bộ trưởng Tư pháp Sessions có liên quan tới việc sa thải ông Comey sẽ cần phải đưa ra, như Jennifer Rubin của tờ Washington Post chỉ ra: “Nếu Bộ trưởng Tư pháp Jeff Sessions rút khỏi vụ điều tra nước Nga, thì tại sao ông có thể đề xuất để sa thải Comey?


Bảo Linh
Ý kiến của bạn