Những ngày này, tinh thần yêu nước của dân ta dâng cao ngùn ngụt. Tuy nhiên, bên cạnh những hình ảnh anh hùng của lực lượng cảnh sát biển, của các ngư dân là hành động quá khích của một số công nhân. Hãy yêu nước, bảo vệ chủ quyền theo đúng luật pháp là hành động đúng đắn lúc này.
Bảo vệ chủ quyền theo đúng luật pháp
Những ngày gần đây, cuộc biểu tình chống Trung Quốc tại khu công nghiệp Sóng Thần, Bình Dương đã chuyển thành bạo động. Theo thống kê sơ bộ từ công an Tỉnh Bình Dương đã có hơn 400 người đập phá, cướp tài sản bị bắt. Các cơ quan chức năng cho biết sẽ xử lý nghiêm những người này. Tại Hà Tĩnh, hàng nghìn công nhân, người dân tại huyện Kỳ Anh (Hà Tĩnh) đã kéo đến nhà máy Formosa gây hấn với công nhân Trung Quốc đang làm việc tại đây khiến tình hình hỗn loạn.
Biểu tình phản đối Trung Quốc hạ đặt giàn khoan trái phép tại Việt Nam.
Trước tình hình đó Thủ tướng Chính phủ đã có công điện khẩn yêu cầu nhân dân hãy bảo vệ chủ quyền theo đúng luật pháp. Trong công điện, người đứng đầu chính phủ cho rằng những ngày qua nhân dân cả nước đã biểu thị lòng yêu nước, phản đối Trung Quốc hạ đặt giàn khoan Hải Dương 981 trái phép tại vùng biển Việt Nam là việc làm chính đáng. Tuy nhiên tại vài địa phương có một số người manh động, phá hoại cơ sở sản xuất (cả của nhà đầu tư nước ngoài) và chống người thi hành công vụ. Thủ tướng đánh giá "tình hình này là nghiêm trọng" vì gây mất an ninh trật tự, ảnh hưởng đến sản xuất kinh doanh, sinh hoạt bình thường của người dân, môi trường đầu tư và chính sách đối ngoại của Đảng và Nhà nước. Thủ tướng yêu cầu Bộ Công an, các bộ ngành kiên quyết ngăn chặn, xử lý nghiêm khắc những người có hành vi kích động, manh động, vi phạm pháp luật. Các lực lượng làm nhiệm vụ cần bảo đảm an toàn tuyệt đối tính mạng, tài sản của người dân; bảo đảm sản xuất kinh doanh bình thường của các doanh nghiệp nhất là doanh nghiệp nước ngoài.
Công điện cũng đề nghị người dân không nghe theo kẻ xấu, cùng nhau giữ gìn an ninh trật tự, đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau phát triển sản xuất kinh doanh; cùng cả nước bảo vệ chủ quyền thiêng liêng của Tổ quốc theo đúng luật pháp của nước ta và luật pháp quốc tế.
Thế giới tiếp tục lên án Trung Quốc
Bà Monique Chemillier Gendreau, Giáo sư công pháp và khoa học chính trị ở Trường Đại học Paris VII Denis Diderot, nguyên Chủ tịch Hội luật gia châu Âu khẳng định: "Trung Quốc không hề có giấy tờ chứng thực lịch sử, đã dùng vũ lực để chiếm đóng Hoàng Sa. Với quần đảo Trường Sa, chính quyền nước này cũng không có quyền gì mà chỉ chiếm bằng vũ lực. Điều này không thể được xem là một quyền theo luật pháp quốc tế. Tôi đã nghiên cứu nhưng chưa tìm được những giấy tờ nào về sự có mặt hoặc quản lý thực sự của Trung Quốc. Thậm chí trong những cuộc thương lượng, họ vẫn không nắm rõ vấn đề, nhầm lẫn. Họ chủ yếu dựa vào vũ lực.”
Vị trí của giàn khoan Hải Dương 981.
Phẫn nộ trước hành động sai trái của Trung Quốc, Cố vấn An ninh Quốc gia Mỹ Susan Rice cảnh báo Trung Quốc sẽ bị cô lập trong bối cảnh các quốc gia châu Á ngày càng quan ngại liên quan tới cuộc đối đầu căng thẳng giữa Trung Quốc và Việt Nam tại Biển Đông. Bà Rice nhấn mạnh: "Chúng tôi đã thể hiện quan điểm rất rõ ràng rằng những hành động gây hấn và đe dọa, những bước đi gây ra những vụ việc trên thực địa mà làm phức tạp cho triển vọng tìm kiếm giải pháp ngoại giao là hoàn toàn không hữu ích”. Cùng thời điểm, phát ngôn viên Nhà Trắng Jay Carney vẫn tuyên bố Tổng thống Barack Obama đã nhiều lần nhấn mạnh rằng căng thẳng trên Biển Đông cần phải được giải quyết bằng đối thoại hòa bình. Còn người phát ngôn Bộ Ngoại giao Pháp đã bày tỏ: "Pháp quan ngại về những vụ đụng độ gần đây và những căng thẳng đang diễn ra tại Biển Đông. Pháp kêu gọi các bên kiềm chế và giải quyết bất đồng bằng các biện pháp hòa bình và đối thoại". Bộ Ngoại giao Anh tiết lộ đã nói chuyện với Trung Quốc để nêu quan ngại về việc Trung Quốc hạ đặt giàn khoan Hải Dương 981 vào vùng biển thuộc chủ quyền Việt Nam.
Quốc vụ khanh của Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland Hugo Swire ra tuyên bố nói việc Trung Quốc hạ đặt giàn khoan ở vùng biển nói trên đã dẫn tới “căng thẳng gia tăng”. Tiến sỹ Gerhard Will, chuyên gia về Đông Nam Á thuộc Viện Khoa học và Chính trị (SWP) ở Berlin cho rằng việc Trung Quốc hạ đặt giàn khoan trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam rõ ràng vi phạm các quy định về luật biển quốc tế mà chính Trung Quốc đã ký kết, cũng như vi phạm DOC mà các nước ASEAN và Trung Quốc ký tháng 11/2002.
BQT
- Vụ giàn khoan HD981:Không dễ dàng…bẻ một bó đũa
- Dư luận thế giới về vụ dàn khoan HD981
- Hai “quả đấm thép” của Cảnh sát biển sẽ tiếp cận giàn khoan 981
- Giàn khoan 981 đã khoan xuống đáy biển Việt Nam chưa?
- Triệu hồi Tổng lãnh sự Trung Quốc để phản đối việc đặt giàn khoan 981
- Nỗi tủi hổ của giàn khoan HD 981
- Cận cảnh tàu tuần tra lớn nhất Việt Nam điều ra giàn khoan
- Đề nghị Trung Quốc rút giàn khoan HD 981
- Cảnh sát biển điều tàu tuần tra lớn nhất ra khu vực Trung Quốc đặt giàn khoan trái phép
- Hai ý đồ chiến lược của Trung Quốc trong vụ đặt giàn khoan HD-981
- Trung Quốc tăng phạm vi cấm quanh vị trí đặt giàn khoan 981
- Trung Quốc "cảnh báo" bình luận của Mỹ về biển Đông
- Chào cờ xếp hình Tổ quốc hướng về Biển Đông
- Báo chí thế giới lên án hành động của Trung Quốc ở Biển Đông
- ASEAN ra tuyên bố lịch sử về biển Đông
- "Biển Đông căng thẳng, ASEAN cần đoàn kết và có phản ứng chung"
- Các ngoại trưởng ASEAN quan ngại tình hình ở Biển Đông
- "Trung Quốc đang biến Biển Đông thành nồi nước sôi”
- Nga tuyên bố không khoan dầu cùng Trung Quốc
- Cư dân mạng Trung Quốc phê phán cách hành xử của chính quyền Bắc Kinh
- Người tiêu dùng và tiểu thương tẩy chay, ngừng bán hàng Trung Quốc
- Lộ diện nhóm hacker Trung Quốc
- Người lao động Bình Dương xuống đường phản đối Trung Quốc