Hay giật mình ở trẻ sơ sinh có nguy hiểm?

17-10-2024 18:06 | Bệnh thường gặp
google news

SKĐS - Trẻ sơ sinh hay bị giật mình (phản xạ Moro) bởi tiếng động lớn hay chuyển động, tình trạng này chỉ kéo dài trong vài giây là hiện tượng sinh lý bình thường, cha mẹ không nên lo lắng.

Phản xạ Moro là gì?

Một kích thích có thể làm em bé giật mình và kích hoạt phản xạ Moro - phản xạ diễn ra khiến em bé ngửa đầu ra sau và duỗi tay chân ra. Cánh tay của em bé mở rộng sang một bên, trong khi lòng bàn tay hướng lên trên với các ngón tay cái gập lại. Khi hết phản xạ, trẻ rụt chân và tay lại bằng cách gập khuỷu tay.

Phản xạ Moro ở trẻ sơ sinh hay tình trạng giật mình bởi tiếng động lớn hay chuyển động, hành động này chỉ kéo dài trong vài giây là hiện tượng sinh lý bình thường.

Phản xạ Moro ở trẻ sơ sinh hay tình trạng giật mình bởi tiếng động lớn hay chuyển động, hành động này chỉ kéo dài trong vài giây là hiện tượng sinh lý bình thường. Ảnh minh họa

Phản xạ Moro có thể xuất hiện ở nhiều trẻ khác nhau, tuy nhiên chỉ diễn ra trong tháng đầu tiên và mất đi sau hai tháng.

Những động thái sau đây có thể kích hoạt phản ứng này:

  • Âm thanh to và xảy ra đột ngột
  • Tiếng khóc ré lên của chính em bé
  • Thay đổi chuyển động đột ngột khi được bế lên hay đặt xuống

Các giai đoạn của phản xạ Moro

Trẻ mới sinh đến 1 tháng tuổi. Trẻ có thể thường xuyên giật mình, co cơ và khóc ré lên vì chưa quen với môi trường bên ngoài.

Trẻ 2 - 3 tháng tuổi. Giai đoạn này vì đã quen với môi trường xung quanh, trẻ bình tĩnh và ngủ lâu hơn. Nếu bé bị giật mình và tỉnh giấc, bạn có thể xoa dịu và dỗ trẻ vào giấc trở lại.

Trẻ 4 - 6 tháng tuổi. Khi bé đã quen với các cơ và chuyển động của cơ thể hơn thì phản xạ giật mình cũng ít gặp hơn. Đây cũng là lúc phản xạ Moro biến mất vào tháng thứ 4 hoặc tháng thứ 7 kể từ khi nó xuất hiện.

Lưu ý: Nếu trẻ sơ sinh không có phản xạ Moro thì có thể bé bị tổn thương tủy sống hoặc não. Cũng có một số trường hợp, phản xạ Moro ở trẻ sơ sinh chỉ xuất hiện ở một bên chi của cơ thế.

Tuy phản xạ Moro không nguy hiểm nhưng nếu để kéo dài có thể làm trẻ ngủ mất giấc, mệt mỏi. Ảnh minh họa

Tuy phản xạ Moro không nguy hiểm nhưng nếu để kéo dài có thể làm trẻ ngủ mất giấc, mệt mỏi. Ảnh minh họa.

Hạn chế phản xạ Moro

Tuy phản xạ Moro không nguy hiểm nhưng nếu để kéo dài có thể làm trẻ ngủ mất giấc, mệt mỏi. Vì vậy các bậc cha mẹ tham khảo các cách dưới đây để giảm thiểu:

  • Quấn trẻ sơ sinh bằng vải mềm mại và thoáng khí giúp bé ngủ sâu hơn và thoải mái. Do đó, bé ít bị giật mình, co cơ hơn.
  • Mặc quần áo giúp trẻ cảm thấy ấm áp, tạo cảm giác an toàn hơn.
  • Hạn chế nâng cao bé, nhấc bé lên đột ngột khiến bé bị bất ngờ.
  • Đặt bé xuống đúng tư thế: đặt nhẹ nhàng xuống khi em đã ngủ, đặt lưng bé xuống nệm trước khi đặt đầu để bé giảm thiểu cảm giác ngã, xoa dịu em bé nếu có tiếng động lớn dẫn đến phản xạ Moro.
  • Cho bé ngậm ti giả: Bắt đầu từ 1 tháng tuổi, em bé có thể ngậm núm vú giả khi ngủ trưa và trước khi đi ngủ để bình tĩnh hơn.

Chú ý, hãy đưa trẻ đến thăm khám bác sĩ ngay khi thấy có các dấu hiệu sau:

  • Bé không có phản xạ giật mình co cơ trong 6 tháng đầu đời.
  • Phản xạ chỉ xảy ra ở một bên cơ thể.
  • Phản xạ Moro ở trẻ sơ sinh kéo dài quá 6 tháng.
  • Phản ứng mạnh như co thắt, cứng khớp, chớp mắt nhanh đi kèm cùng phản xạ Moro.

Xem thêm video được quan tâm:

Bắp cải - Món ăn bài thuốc | SKĐS


BS. Nguyễn Văn Long
Ý kiến của bạn