Hậu quả nguy hiểm của mỡ máu cao: Cẩn trọng trước khi quá muộn!

25-08-2023 11:34 | Y học 360

Mỡ máu cao thường không gây ra triệu chứng cho đến khi xuất hiện các vấn đề trên tim mạch, huyết áp và những cơ quan khác. Mặc dù hậu quả gây ra là nghiêm trọng nhưng mỡ máu cao hoàn toàn có thể kiểm soát nếu hiểu về bệnh và biết cách điều chỉnh kịp thời.

Mỡ máu cao nguy hiểm như thế nào?

Chủ quan với các chỉ số mỡ máu là tâm lý chung có thể gặp ở bất cứ ai, đặc biệt là với người trẻ. Bởi mọi thứ thường sẽ "êm đẹp" cho đến khi có tuổi, sự xuất hiện và tiến triển của các mảng xơ vữa bám tụ trong lòng mạch sẽ làm giảm hoặc tắc nghẽn lưu lượng máu tới nuôi các cơ quan.

Hậu quả có thể là gây tăng huyết áp khiến tim làm việc "vất vả" hơn để bơm máu, nghiêm trọng nhất là dẫn tới những cơn đau tim, nhồi máu cơ tim, tai biến mạch máu não bất chợt, đe dọa trực tiếp tới tính mạng của người bệnh.

Ngoài ra, mỡ máu cao còn tiềm ẩn nguy cơ dẫn tới viêm tuỵ, gan nhiễm mỡ, sỏi mật, đái tháo đường type 2 hoặc rối loạn cương dương ở nam giới,…

Hậu quả nguy hiểm của mỡ máu cao: Cẩn trọng trước khi quá muộn! - Ảnh 1.

Mỡ máu cao có thể gây nguy hiểm tới tim mạch

Nguyên nhân gây mỡ máu cao, tăng nhiều cholesterol xấu

Thành phần của mỡ máu đa dạng, chủ yếu là cholesterol và triglycerid. Hầu hết các hậu quả xấu xảy ra đều liên quan đến việc tăng lượng cholesterol xấu (LDL-cholesterol), triglycerid vượt ngưỡng cho phép.

Trong một số trường hợp, mỡ máu cao là do rối loạn di truyền từ khi sinh ra, nhưng đại đa số là liên quan đến lối sống không lành mạnh với quá nhiều chất béo bão hòa từ thức ăn, hút thuốc lá, uống rượu bia, ít vận động, thừa cân, béo phì…

Ngoài ra, biến chứng do suy thận, suy gan, đái tháo đường, hoặc lạm dụng thuốc tránh thai, thuốc lợi tiểu,… cũng là nguyên nhân gây rối loạn mỡ máu.

Các bước để kiểm soát mỡ máu đạt mức an toàn tại nhà

Trong một số trường hợp cần thiết, bác sĩ sẽ chỉ định sử dụng thuốc điều trị để làm giảm mỡ máu. Tuy nhiên việc lựa chọn loại thuốc, liều dùng sẽ tùy thuộc vào chỉ số mỡ máu và thể trạng từng người nhằm hạn chế tác dụng không mong muốn xảy ra.

Mỡ máu cao là một dạng của rối loạn chuyển hóa trong cơ thể, bởi vậy để mọi thứ "vận hành" về trạng thái bình thường thì phương pháp ưu tiên hàng đầu là bạn cần bắt đầu bằng việc thay đổi chế độ sinh hoạt của bản thân. Điều này có thể đem lại hiệu quả cao trong việc kiểm soát mỡ máu và an toàn tới sức khoẻ. Dưới đây là một số gợi ý dành cho bạn:

Chế độ ăn uống

Nên giảm lượng mỡ bão hòa đưa vào cơ thể, hạn chế thịt mỡ, nội tạng động vật, đồ ăn nhanh, rượu bia, thức uống có cồn… Thay vì ăn thịt đỏ thì nên ăn thịt trắng như gà, vịt, cá, thịt nạc thăn… Ăn nhiều rau xanh, hoa quả tươi, ngũ cốc nguyên hạt, các loại nấm, sử dụng dầu thực vật, gừng trong chế biến món ăn hoặc uống trà xanh để thanh lọc cơ thể, giảm cholesterol xấu.

Luyện tập thể dục

Dành 30 phút/ngày để đạp xe, chạy bộ, bơi lội… là cách đơn giản để nâng cao sức khoẻ, giảm mỡ xấu, kiểm soát hiệu quả tình trạng thừa cân, béo phì.

Sử dụng thảo dược tự nhiên

Hậu quả nguy hiểm của mỡ máu cao: Cẩn trọng trước khi quá muộn! - Ảnh 2.

Kiểm soát mỡ máu hiệu quả bằng thảo dược tự nhiên

Bên cạnh chế độ ăn uống và tập luyện khoa học, có thể sử dụng thêm các thảo dược để hỗ trợ giảm mỡ máu. Một số vị thảo dược nổi tiếng có thể kể đến như:

- Nần nghệ (Nần vàng): Hoạt chất Diosgenin có tác dụng hỗ trợ giảm mỡ máu, hạ đường huyết, hạ huyết áp, chống viêm, hỗ trợ giảm nguy cơ xơ vữa động mạch, điều hòa chức năng gan.

- Giảo cổ lam: có tác dụng hỗ trợ tăng sức bền thành mạch, giảm cholesterol máu, giảm huyết áp, ức chế kết tập tiểu cầu.

- Lá sen: có tác dụng hỗ trợ ức chế hấp thu lipid, giảm triglycerid và cholesterol xấu trong máu. Đây còn là vị thuốc giúp hỗ trợ hạ huyết áp, chống loạn nhịp tim, phòng ngừa các biến chứng tim mạch do mỡ máu cao gây ra.

- Táo mèo (Sơn tra): chứa hoạt chất flavonoid có tác dụng ức chế enzym lipase tham gia vào quá trình tiêu hóa và hấp thu chất béo tại ruột. Sử dụng chiết xuất táo mèo giúp hỗ trợ làm giảm LDL – cholesterol, triglycerid và tăng HDL – cholesterol.

- Hòe hoa: có tác dụng hỗ trợ hạ huyết áp, giảm cholesterol, tăng tính bền thành mạch, ngăn ngừa xơ vữa mạch máu.

AntiCholes – Hỗ trợ giảm mỡ máu từ bộ 3 thảo dược quý

Hiểu được giá trị của từng vị thảo dược truyền thống trong việc hỗ trợ giảm mỡ máu, các nhà khoa học tại nhà máy Dược liệu TW28 đã nghiên cứu và cho ra đời sản phẩm bảo vệ sức khỏe AntiCholes. Đây là sản phẩm ứng dụng công nghệ hiện đại đưa thảo dược vào trong chiết xuất, bào chế, đem lại sự tiện lợi và tối ưu hóa hiệu quả cho người dùng.

Hậu quả nguy hiểm của mỡ máu cao: Cẩn trọng trước khi quá muộn! - Ảnh 3.

AntiCholes – giải pháp an toàn, hiệu quả cho người mỡ máu cao

Sự kết hợp hài hòa về công thức và hàm lượng các vị thảo dược quý như Nần nghệ, Giảo cổ lam, Lá sen,… trong sản phẩm viên uống sẽ tác động bổ trợ, mang lại những công dụng nổi bật như:

- Hỗ trợ giảm mỡ máu, hỗ trợ tăng tính bền thành mạch

- Hỗ trợ giảm nguy cơ xơ vữa mạch máu, cao huyết áp, tai biến mạch máu não do mỡ máu gây tắc mạch

Sử dụng liên tục trong 2 – 6 tháng với liều 4 viên/ngày sẽ hỗ trợ những người có chỉ số mỡ máu cao giảm được các chỉ số một cách an toàn, hiệu quả. Đồng thời, những người bị xơ vữa mạch máu, cao huyết áp, tai biến mạch máu não do mỡ máu gây tắc mạch cũng có thể dùng AntiCholes để hỗ trợ cải thiện bệnh, phòng tránh những hậu quả xấu xảy ra (tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng).

AntiCholes là sản phẩm được nghiên cứu và sản xuất bởi Công ty CPSX Dược Liệu TW28, đơn vị đạt danh hiệu Hàng Việt Nam chất lượng cao trong 2 năm liên tiếp từ 2022. Hiện nay, sản phẩm có 2 dạng đóng gói là hộp lọ và hộp vỉ 60 viên nang, rất tiện lợi để sử dụng và mang theo bên mình. Để tìm hiểu chi tiết về sản phẩm AntiCholes chính hãng, hãy liên hệ trực tiếp tới đơn vị phân phối độc quyền:

Công ty TNHH Dược Phẩm Dragon

Website: https://duocphamdragon.com

Tổng đài miễn cước: 1800.646866

Số XNNDQC: 1462/2020/XNQC-ATTP

*Thực phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.


PV
Ý kiến của bạn