Hậu COVID-19: Hội chứng mệt do rối loạn nội tiết và cách ứng phó

16-03-2022 06:35 | Bệnh thường gặp
google news

SKĐS - Những triệu chứng dai dẳng hậu COVID-19 và theo chu kỳ vẫn xuất hiện ở không ít người đã vượt qua các tác động cấp tính từ COVID-19. Một trong số đó là “hội chứng mệt” với những triệu chứng giảm sút các hoạt động về thể chất và/hoặc về tinh thần.

Cảnh giác với biến chứng đột quỵ hậu COVID-19Cảnh giác với biến chứng đột quỵ hậu COVID-19

SKĐS - Sau mắc COVID-19, nguy cơ bị Hội chứng hậu COVID chiếm tỷ lệ khoảng hơn 20% bệnh nhân, bao gồm mọi lứa tuổi và giới nhưng trẻ em và phụ nữ chiếm tỷ lệ thấp hơn nam giới. Trong Hội chứng COVID-19. đáng lo ngại nhất là đột quỵ.

1. Hậu COVID-19, sau nhiều ngày bệnh nhân mới hồi phục sức khỏe hoàn toàn

Một nghiên cứu trên gần 4.000 bệnh nhân COVID-19 ở hơn 56 quốc gia cho thấy: 91% bệnh nhân sức khỏe hồi phục sau hơn 35 tuần; 45% bị giảm khả năng lao động.

Một nghiên cứu khác tại Anh cũng chỉ ra: Khoảng hơn 10% người có test COVID-19 dương tính (người nhiễm) sau hơn 3 tuần (một tỷ lệ nhỏ phải sau hơn 1 tháng) sức khỏe mới hồi phục hoàn toàn.

Các triệu chứng và mức độ biểu hiện phụ thuộc vào nhiều yếu tố như năng lực thể chất và tinh thần của mỗi cá nhân, phụ thuộc vào môi trường xung quanh, các bệnh lý đi kèm, mức độ tác động của COVID-19 đến các cơ quan trong cơ thể…

2. Hội chứng mệt liên quan thế nào đến nội tiết?

Vai trò của rối loạn nội tiết trong việc gây ra "hội chứng mệt" ở những người này chưa được hiểu biết một cách đầy đủ. Tuy nhiên, các nhà khoa học thấy rằng, COVID-19 dùng ACE2 và TMPRSS2 như một "chìa khóa" để xâm nhập vào trong tế bào vật chủ.

ACE2 là protein xuyên màng thuộc nhóm các thụ thể chức năng type 2. TMPRSS2 là protease thiết yếu cho quá trình phân cắt protein S của virus.

Hội chứng mệt hậu COVID-19: Góc nhìn từ nội tiết và cách xử trí - Ảnh 2.

Hậu COVID-19 khiến nhiều bệnh nhân mệt mỏi và phải đi khám bệnh.

Cả ACE2 và TMPRSS2 được biểu lộ rộng rãi ở nhiều tuyến nội tiết như hạ đồi, tuyến yên, tuyến giáp, tuyến thượng thận, tụy và tuyến sinh dục.

Vì vậy, bên cạnh việc gây ra các triệu chứng về đường hô hấp cấp tính thì COVID-19 còn làm ảnh hưởng đến các tuyến nội tiết trên và dẫn đến các rối loạn chức năng. Đây cũng có thể là một trong những nguyên nhân làm cho người bệnh hậu COVID-19 vẫn cảm thấy "mệt".

3. Cần làm gì để giảm hội chứng mệt hậu COVID-19?

Hội chứng mệt hậu COVID-19: Góc nhìn từ nội tiết và cách xử trí - Ảnh 3.

Bệnh nhân có thể tập thở, vận động nhẹ nhàng tại giường bệnh giúp sức khỏe nhanh hồi phục.

Hội chứng mệt hậu COVID-19 không phải quá nguy hiểm nên chúng ta không nên quá lo lắng nhưng cũng đừng chủ quan. Cách tốt nhất để bảo vệ sức khỏe là thực hiện tốt những điều sau đây:

- Có chế độ ăn uống, luyện tập, nghỉ ngơi hợp lý, ngủ đủ giấc.

- Duy trì các hoạt động, thói quen sinh hoạt hàng ngày (tập trung những hoạt động có tính chất tích cực).

- Tránh rượu bia và thuốc lá.

- Duy trì dùng đủ, đúng, đều các thuốc điều trị bệnh lý nền (nếu có).

- Nên tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn và hỗ trợ kịp thời nếu không có dấu cải thiện hoặc có những bất thường.

Mời độc giả xem thêm video:

10 loại thực phẩm tốt cho phổi sau mắc COVID-19


TS.BS. Nguyễn Thu Hiền - BV Nội tiết Trung ương
(Theo sciencenews, ada, 3/2022)
Ý kiến của bạn