có thể tăng cường chức năng miễn dịch, giảm lượng đường trong máu và lượng canxi trong huyết thanh, ức chế sự sinh trưởng của tế bào ung thư, có tác dụng giải nhiệt, giảm đau, trấn tĩnh...
Trong y học cổ truyền, hạt ý dĩ có tác dụng kiện tỳ, thẩm thấp, trừ tê, trị tiêu chảy, thanh nhiệt, tẩy mủ. Hỗ trợ điều trị các chứng bệnh phù nề, cước khí, tiểu tiện khó, tê thấp, co gân, tỳ hư, ung thư phổi, ung thư cổ tử cung.
Chữa tiểu đường, đái ra máu, ăn uống kém, phù nề, phong thấp tê đau: Hạt ý dĩ 30g, gạo tẻ 50g. Nấu thành cháo, chia ăn trong ngày.
Chữa da mọc mụn hạt cơm, tàn hương, trứng cá, phát ban: Hạt ý dĩ 50g, bách hợp 6g, đường phèn vừa đủ, thêm nước vừa đủ nấu chín.
Chữa sâu răng: Hạt ý dĩ 50g, cát ngạch 50g. Hai vị nghiền bột mịn, trộn đều, dùng dần, chấm vào chỗ răng sâu.
Chữa chứng tỳ vị hư nhược, không thiết ăn uống: Hạt ý dĩ 150g, gạo tẻ 150g, sơn dược 150g. Nấu thành cháo, chia ăn nhiều lần trong ngày.
Chữa ho suyễn có đờm, đái dắt, tiểu đường, ung thư dạ dày, ung thư thực quản: Hạt ý dĩ 100g, bạch quả 12g, thêm nước vừa phải, đun chín tới, thêm đường phèn vào ăn.
Thang hạt ý dĩ cho người ung thư phổi: Hạt ý dĩ 30g, sinh địa 12g, huyền sâm 12g, rễ cỏ tranh 30g, hạ khô thảo 15g, quất hồng bì 15g, thất diệp nhất chi hoa 15g, bạch hoa xà thiệt thảo 30g. Sắc uống.
Chữa chứng phong thấp, nhức mỏi chân tay, phát sốt: Hạt ý dĩ 30g, phong phong 15g. Sắc lấy nước uống thay trà.
Chữa chứng can thận âm hư, ung thư cổ tử cung: Hạt ý dĩ 30g, táo tàu 10g, củ ấu 15g, bong bóng cá chiên 10g. Nấu thành cháo, ăn trong ngày.
Trị rôm rảy, bàng quang thấp nhiệt, tiểu tiển sẻn, nước tiểu vàng, bụng trướng nước...: Hạt ý dĩ 100g, bí đao 500g. Nấu lên, thêm đường hoặc gia vị cho vừa. Ngày nấu 1 lần, hoặc cách ngày 1 lần.