Hạt cơm - Nguyên nhân và điều trị đúng cách

09-02-2023 12:39 | Y học 360
google news

SKĐS - Hạt cơm hay còn gọi là mụn cóc là bệnh da liễu khá phổ biến, gây nên bởi virus HPV (Human Papilloma Virus) – virus gây u nhú ở người.

Bệnh hạt cơm sẽ không gây hại đến sức khỏe nhưng gây mất thẩm mỹ, cảm thấy đau, khó chịu và mất tự tin cho ngườu mắc phải.

Nguyên nhân và cách nhận biết bệnh hạt cơm

Thông thường hạt cơm chỉ bắt đầu xuất hiện trên da khi có tình trạng tổn thương hàng rào bảo vệ da, da bị viêm nhiễm hoặc rối loạn trong quá trình da hồi phục vết thương.

SKĐS - Hạt cơm hay còn gọi là mụn cóc là bệnh da liễu khá phổ biến, gây nên bởi virus HPV (Human Papilloma Virus). – virus gây u nhú ở người.

Hạt cơm hay còn gọi là mụn cóc là bệnh da liễu khá phổ biến, gây nên bởi virus HPV (Human Papilloma Virus) – virus gây u nhú ở người.

Một số loại hạt cơm hay gặp:

- Mụn cơm thông thường. Thương tổn sẩn có bề mặt dày sừng, xù xì, hình bán cầu hoặc dẹt đường kính vài mm đến 1- 2cm, ở trung tâm có thể lõm xuống. Bề mặt hạt cơm có rãnh, khía. Số lượng thay đổi từ một vài cái đến vài chục cái, đôi khi tập hợp lại. Vị trí hay gặp ở mu tay và các ngón, khủy tay. Loại mụn cơm này thường gây ra bởi virus HPV 1, 2, 4, 27, 29.

- Mụn có bàn chân là những mảng cứng, dày trên lòng bàn chân, có thể gây đau khi người bệnh đi lại. Mụn cơm ở bàn chân thường phẳng hoặc mọc ngược vào trong da.

- Mụn cơm dạng nhú. Mụn cơm dạng nhú thường dài, hẹp, nằm trên mặt, cổ, môi hoặc mí mắt.

- Mụn cơm hình chỉ có màu giống với màu da, thường xuất hiện xung quanh vùng cổ, mũi, vai và khu vực dưới cằm.

- Mụn cơm phẳng, xuất hiện ở vùng mặt và cổ. Loại mụn cơm này thường có màu vàng, xám, hồng hoặc nâu nhạt, thường xuất hiện với số lượng nhiều (từ 20 - 100 cái).

- Mụn cơm sinh dục (sùi mào gà). Mụn cơm sinh dục giống như cây súp lơ, có dạng sẩn phẳng, bề mặt bóng mịn hoặc thô ráp, mọc ở vùng cơ quan sinh dục, có thể gây đau và khó chịu.

- Mụn cơm phẳng là những sẩn nhỏ hiếm khi nổi cao, màu vàng hoặc màu vàng nhạt, bề mặt bóng, mảnh, thường tập trung thành dải hoặc tạo thành mảng, cảm giác thường hơi ngứa. Hay gặp ở mặt mu tay, ngón tay, cánh tay, đầu gối và mặt trước cẳng chân.

Ai dễ bị hạt cơm và bệnh có lây?

Vì do virus gây ra nên các tổn thương này có thể lây nhiễm giữa các vùng khác nhau trên một cơ thể hay sang các cá thể khác khi có sự tiếp xúc trực tiếp qua vết xước hoặc gián tiếp qua đồ dùng, thảm lau chân...

Ai cũng dễ mắc bệnh hạt cơm nhưng theo nghiên cứu thì thỉ người hay mắc thường ở lứa tuổi lao động, thanh thiếu niên. Phụ nữ làm móng, hay cắt khóe móng chân - tay, cũng dễ bị lây hạt cơm.

Ngoài ra ở những người bị tổn thương hàng rào bảo vệ da (như bệnh viêm da cơ địa), người bị suy giảm miễn dịch thì tổn thương thường có xu hướng lan tỏa và biến chứng nặng hơn.

Cách điều trị đúng và phòng ngừa bệnh hạt cơm

Bệnh hạt cơm có tính chất lây lan và gây ra nhiều bất tiện trong quá trình sinh hoạt hàng ngày, ảnh hưởng trực tiếp đến yếu tố thẩm mỹ đối với gương mặt nên điều trị hạt cơm đúng cách và kịp thời là cần thiết.

Hạt cơm là bệnh tương đối lành tính, một số trường hợp tổn thương nhỏ, số lượng ít, bệnh nhân khỏe mạnh và hệ miễn dịch tốt có thể tự thoái triển không cần điều trị.

Hạt cơm là bệnh tương đối lành tính, một số trường hợp tổn thương nhỏ, số lượng ít, bệnh nhân khỏe mạnh và hệ miễn dịch tốt có thể tự thoái triển không cần điều trị.

Cụ thể:

  • Dùng thuốc phá hủy tổ chức bệnh: Có thể sử dụng loại thuốc bôi tại chỗ như: Axit salicylic 10-40%, Podophyllotoxin 0.5% không dùng cho phụ nữ có thai. Các phương pháp này có tác dụng tuy nhiên thời gian điều trị dài và hiện nay ít sử dụng vì hiệu quả kém.
  • Tiêm nội tổn thương: Ít sử dụng vì gây đau hoặc sử dụng khi các phương pháp khác không hiệu quả.
  • Phá hủy tổ chức bằng phương pháp áp lạnh, xịt Nitơ lỏng, đây là phương pháp điều trị tốt nhất hiện nay vì khoanh vùng chính xác vùng da bị hạt cơm, loại bỏ tổn thương nhanh chóng, an toàn, tránh lây lan.
  • Laser màu xung phá hủy mạch máu nuôi dưỡng
  • Liệu pháp quang động.
  • Miếng dán nhiệt, băng bịt bằng băng ke.
  • Dùng các bài thuốc dân gian như tỏi sống hoặc dầu cây trà.

Hạt cơm rất dễ bị tái phát nên phòng ngừa đúng sẽ đem lại hiệu quả cao. Bạn không nên cố gắng cạy bỉ hạt cơm sẽ gây tổn thương, nhiễm trùng. Vệ sinh cơ thể sạch sẽ. Ăn uống đầy đủ chất, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.

Nên đều trị bệnh càng sớm càng tốt. Không nên tự ý bôi thuốc hoặc điều trị tại nhà theo các cách dân gian vì dễ dẫn đến nhiều biến chứng. Hãy đến cơ sở y tế hoặc phòng khám chuyên khoa da liễu để được bác sĩ trực tiếp thăm khám, chẩn đoán và lựa chọn phương pháp điều trị an toàn, hiệu quả.

Xem thêm video được quan tâm

Cực nguy hiểm nếu cho trẻ ăn mặn


BS. Vũ Mai Khanh
Ý kiến của bạn