Hành vi rú ga liên tục khi tham gia giao thông bị xử phạt bao nhiêu tiền?

06-02-2024 14:20 | Xã hội
google news

SKĐS - Hiện nay, khi tham gia giao thông một số thanh niên còn rú ga trên đường gây ồn ào, mất an ninh trật tự. Vậy hành vi rú ga liên tục sẽ bị xử phạt bao nhiêu tiền?

Điều kiện nào để được giữ lại xe khi vi phạm nồng độ cồn?Điều kiện nào để được giữ lại xe khi vi phạm nồng độ cồn?

SKĐS - Mức phạt nồng độ cồn năm 2024 với xe máy là bao nhiêu? Vi phạm nồng độ cồn có bị giữ xe không?

Hành vi rú ga liên tục khi tham gia giao thông gây đến nhiều phiền toái cho người đi đường cũng như cộng đồng dân sư sinh sống xung quanh. Thực tế, có không ít vụ việc vì tiếng nẹt pô lớn khiến người đi đường giật mình dẫn đến tai nạn.

Do đó, Nghị định 100/2019/NĐ-CP đã có quy định về xử phạt đối với hành vi này.

Cụ thể, người điều khiển phương tiện giao thông có hành vi rú ga liên tục trong đô thị, khu đông dân cư, trừ các xe ưu tiên đang đi làm nhiệm vụ theo quy định thì có thể bị xử phạt.

Hành vi rú ga liên tục khi tham gia giao thông bị xử phạt bao nhiêu tiền?- Ảnh 2.

Rú ga liên tục khi tham gia giao thông có thể bị xử phạt 1.000.000đ. Ảnh minh họa

Cụ thể:

Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với người điều khiển xe ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô. (Điểm b khoản 3 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP)

Ngoài ra, nếu hành vi này gây tai nạn giao thông thì người điều khiển phương tiện giao thông sẽ bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 2 - 4 tháng. (Điểm c khoản 11 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP)

Phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng đối với người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy. (Điểm c khoản 3 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP)

Nếu hành vi này gây tai nạn giao thông thì người điều khiển phương tiện giao thông sẽ bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 2 - 4 tháng. (Điểm c khoản 10 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP, sửa đổi tại Nghị định 123/2021/NĐ-CP)

Phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng đối với người điều khiển máy kéo, xe máy chuyên dùng. (Điểm d khoản 3 Điều 7 Nghị định 100/2019/NĐ-CP)

Ngoài việc bị phạt tiền, người điều khiển xe có hành vi vi phạm trên sẽ bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe (khi điều khiển máy kéo), chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ (khi điều khiển xe máy chuyên dùng) từ 1 - 3 tháng. (Điểm a khoản 10 Điều 7 Nghị định 100/2019/NĐ-CP).

Xem thêm video đang được quan tâm

5 Sai lầm nghiêm trọng khi giải rượu cho người say.


P.Chinh
Ý kiến của bạn