Hà Nội

Hành vi ném rác ra sông Hồng bị xử phạt thế nào?

19-07-2024 14:43 | Pháp luật
google news

SKĐS - Hành vi xả thải ra môi trường, ném rác ra sông Hồng cần được xử lý nghiêm minh, đủ sức răn đe để ngăn chặn các hành vi gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến sức khỏe của cộng đồng.

Mới đây, mạng xã hội chia sẻ hình ảnh clip cho thấy, ô tô bán tải BKS 30H-606.xx đang đi trên cầu Chương Dương thì bất ngờ dừng xe. Sau đó một người đàn ông mở thùng xe, lấy nhiều tấm gỗ rác trên ô tô và quăng thẳng xuống phía dưới cầu.

Hành vi trên được một số người đi đường góp ý nhắc nhở nhưng người trên ô tô vẫn tiếp tục vứt rác xuống sông.

Liên quan đến sự việc, Đội CSGT đường bộ số 1 (Phòng CSGT, Công an TP. Hà Nội) cho biết, đơn vị đã phối hợp với Đội CSGT đường bộ số 5 lập biên bản xử phạt với tài xế Lò Văn T (SN 1995, quê Sơn La) về hành vi dừng đỗ xe trên cầu Chương Dương.

Với hành vi dừng đỗ xe giữa cầu, tài xế Lò Văn T sẽ bị xử phạt 2,5 triệu đồng, tước giấy phép lái xe 2 tháng.

Hành vi ném rác ra sông Hồng bị xử phạt thế nào?- Ảnh 1.

Hình ảnh người trên xe vứt rác xuống sông. Ảnh cắt từ clip.

Tại cơ quan Công an, tài xế Lò Văn T. cho biết, người vứt rác xuống sông Hồng là anh Nguyễn Huy H. (SN 1979, ở Long Biên, Hà Nội).

Xung quanh sự việc, thạc sĩ, luật sư Hoàng Thị Hương Giang – Đoàn luật sư TP. Hà Nội cho rằng, ngoài việc bị xử lý về về hành vi dừng đỗ xe trên cầu Chương Dương, người ném rác xuống sông có thể sẽ bị xử lý khi có hành vi vi phạm trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.

Theo đó, căn cứ Điểm d, Khoản 2, Điều 25, Nghị định 45/2022/NĐ-CP, hành vi vứt, thải, bỏ rác thải trên vỉa hè, lòng đường hoặc vào hệ thống thoát nước thải đô thị hoặc hệ thống thoát nước mặt; đổ nước thải không đúng quy định trên vỉa hè, lòng đường phố; thải bỏ chất thải nhựa phát sinh từ sinh hoạt vào ao hồ, kênh rạch, sông, suối, biển sẽ bị phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng.

"Như vậy, đối với hành vi vứt rác thải xuống sông, trường hợp đó là chất thải nhựa phát sinh từ sinh hoạt thì người thực hiện hành vi sẽ bị phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng nếu là cá nhân. Mức phạt tiền tăng gấp 2 lần đối với tổ chức vi phạm", luật sư Giang nói.

Luật sư Giang cũng cho biết thêm, nếu hành vi là nguyên nhân gây ô nhiễm cho sông thì sẽ bị buộc hiện biện pháp khắc phục hậu quả căn cứ theo điểm a khoản 7 điều 25 của Nghị định 45/2022/NĐ-CP.

Cụ thể, buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu; nếu gây ô nhiễm môi trường phải thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường do vi phạm hành chính gây ra đối với trường hợp vi phạm tại điểm c, d khoản 2, khoản 3 và khoản 4 Điều này.

Xem thêm bài viết:

Loay hoay xử phạt không phân loại rác, lo người dân vứt rác sang… nhà hàng xómLoay hoay xử phạt không phân loại rác, lo người dân vứt rác sang… nhà hàng xóm

SKĐS - Theo Luật Bảo vệ Môi trường sửa đổi, người dân không phân loại rác tại nguồn có thể bị xử phạt đến 1 triệu đồng. Các chuyên gia lo lắng hệ lụy hành vi vứt trộm rác bừa bãi phổ biến hơn.


Quỳnh Mai
Ý kiến của bạn