Hà Nội

Hành trình phát triển bền vững của URC trong năm 2019

24-12-2019 14:25 | Thời sự
google news

SKĐS - Nhà đầu tư lớn nhất đến từ Philippines và hành trình phát triển bền vững tại Việt Nam. Cùng những chiến lược và định hướng rõ ràng xuyên suốt trong năm qua, URC luôn nỗ lực trên hành trình là một doanh nghiệp phát triển bền vững cùng những cam kết mạnh mẽ tại thị trường Việt Nam trong năm 2020.

Hành trình phát triển bền vững được nối dài

Không chỉ liên tục sáng tạo trong kinh doanh cùng những sản phẩm chất lượng, thấu hiểu nhu cầu người tiêu dùng Việt Nam, bằng việc mang đến những sản phẩm an toàn, chất lượng,URC luôn không ngừng cố gắng trong việc mang đến những đóng góp cụ thể cho sự phát triển kinh tế xã hội Việt Nam; thực hiện cam kết mang lại những điều tốt đẹp tại địa phương nước sở tại, trở thành doanh nghiệp phát triển bền vững.

Tại Việt Nam, hàng loạt sáng kiến đã được áp dụng trong sản xuất để tối ưu hóa nguồn lực doanh nghiệp. Các nhà máy URC Việt Nam với đặc thù sử dụng nhiều nước, đã có hệ thống lọc thẩm thấu ngược và tái sử dụng nước từ hệ thống này để tối ưu lượng nước sử dụng đầu vào và hạn chế nước thải ra.

Nước đã sử dụng tại hệ thống máy đóng gói và tiệt trùng cũng được tái sử dụng. Tất cả nước thải sau khi xử lý đều đạt tiêu chuẩn khi hòa vào hệ thống thu gom tập trung của khu công nghiệp VSIP. URC Việt Nam cũng tiên phong sử dụng năng lượng sạch như Khí CNG, Năng lượng sinh khối (biomass) trong sản xuất; sử dụng bóng đèn LED tại các nhà máy, rác thải công nghiệp được các nhà thầu xử lý, tái chế làm nguyên liệu sản xuất gạch lót vỉa hè, phân bón….

Nhà máy URC tại Việt Nam luôn đồng hành với sự phát triển bền vững

Năm 2019, với mục tiêu giảm thêm 10% tỉ lệ sử dụng nước và 3% trên tỉ lệ tiêu dùng năng lượng cho sản xuất. Những kết quả này đã tạo giá trị cho chính URC Việt Nam, giúp tiết giảm chi phí hoạt động sản xuất. Nhưng quan trọng không kém là có thể đóng góp cho cộng đồng, cho xã hội, bởi mỗi mét khối nước tiết kiệm được có thể sẽ rất hữu ích cho rất nhiều người trong bối cảnh nhu cầu sử dụng nước sạch trong sinh hoạt, sản xuất ngày càng tăng cao.

Không chỉ vậy, ngoài việc đầu tư công nghệ, áp dụng những phương pháp tân tiến, dây chuyền hiện đại, mà URC còn thông qua những cam kết rõ ràng, chi tiết, cùng hành động cụ thể để thấy được doanh nghiệp nghiêm túc trong việc phát triển bền vững.

Năm 2019, cùng với đại diện 9 doanh nghiệp lớn tại Việt Nam, PRO Việt Nam – liên minh tái chế bao bì cùng với các doanh nghiệp sản xuất hàng đầu tại Việt Nam đã được thành lập với cam kết mạnh mẽ trong việc tái chế rác thải, tham gia vào nền kinh tế tuần hoàn được coi là một bước đi chiến lược của URC Việt Nam.

Sự hợp tác công – tư này thể hiện cam kết mạnh mẽ của các doanh nghiệp và Chính phủ trong việc cùng thúc đẩy các chương trình hành động cụ thể và thiết thực nhằm hướng đến tầm nhìn “Vì một Việt Nam xanh, sạch, đẹp” của PRO Việt Nam và bảo vệ môi trường, bảo tồn tài nguyên cho một Việt Nam phát triển bền vững.

Phát triển về kinh tế lấy tiền đề từ phát triển con người

Tuy mới đầu tư vào thị trường Việt Nam từ năm 2003, với hơn 10 năm kinh nghiệm tại thị trường Việt Nam, những có một nguồn di sản lâu đời từ Phillipines, với đầu tư lên đến hơn 200 triệu đô trong nhiều năm qua, tạo ra hơn 3000 công việc cho lao động trong nước, URC tiếp tục thông qua những hoạt động cụ thể nhằm nối dài những cánh tay phát triển bền vững và không ngừng đổi mới sáng tạo, URC Việt Nam đã và đang mang lại những giá trị tốt đẹp cho cộng đồng trong hành trình phát triển tiếp theo.

Mới đây nhất, việc được đánh giá là “Doanh nghiệp bền vững” hàng năm thông qua Chương trình đánh giá, công bố các doanh nghiệp bền vững tại Việt Nam, điều này là động lực giúp URC góp phần trong việc khẳng định những hoạt động phát triển doanh nghiệp, xây dựng văn hóa thương hiệu. Đồng thời, là một doanh nghiệp với vốn đầu tư nước ngoài, điều này sẽ giúp công ty nâng cao uy tín, khẳng định giá trị thương hiệu góp phần vào việc phát triển kinh tế xanh.

Năm 2020, là một năm hứa hẹn với nhiều hoạt động đáng trông mong từ URC Việt Nam, đồng hành cùng Chính phủ cho đến các doanh nghiệp tổ chức, tối ưu hóa nguồn lực địa phương thông qua lao động, sử dụng nguồn tài nguyên địa phương dồi dào như chè trong sản xuất, tham gia vào nền kinh tế tuần hoàn, giúp tối đa nguồn lực sản xuất, tái đầu tư, ứng dụng công nghệ cao trong kinh doanh, và hơn hết là luôn hướng tới đưa ra những sản phẩm tiêu dùng phù hợp cho người dân.


Mạnh Hà
Ý kiến của bạn