Hành trình an toàn – bảo vệ bạn, gia đình và những người bạn thương yêu

07-03-2022 18:17 | Bản tin sức khỏe
google news

SKĐS - UNICEF phối hợp với Bộ Y tế và WHO phát động chiến dịch 'Hành trình an toàn' nhằm nâng cao tầm quan trọng các biện pháp phòng dịch COVID-19, bao gồm cả tiêm vaccine.

Hành trình an toàn – bảo vệ bạn, gia đình và những người bạn thương yêu

Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc (UNICEF) phối hợp với Bộ Y tế và Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) hôm nay phát động chiến dịch 'Hành trình an toàn', nhằm nhấn mạnh và củng cố tầm quan trọng của việc tất cả mọi người cùng tuân thủ các biện pháp thực hành phòng chống dịch COVID-19, bao gồm cả tiêm vaccine phòng COVID-19 ở Việt Nam.

Đại dịch COVID-19 bùng phát trong hơn hai năm qua cho thấy tinh thần đoàn kết mạnh mẽ và tính trách nhiệm cao của mỗi người dân Việt Nam trong việc cùng nhau hạn chế sự lây lan của dịch COVID-19, đồng thời cũng nhắc nhở tất cả chúng ta rằng giai đoạn khó khăn nhất của đại dịch này vẫn chưa kết thúc.

Hành trình an toàn

Chiến dịch 'Hành trình an toàn' kêu gọi tất cả mọi người duy trì các biện pháp phòng ngừa, như thông điệp 5K, khuyến khích việc tiêm chủng vaccine phòng COVID-19 cho tất cả các nhóm dân cư cần tiêm chủng để góp phần hiệu quả ngăn chặn sự bùng phát của dịch bệnh.

Diễn ra trong 6 tháng, chiến dịch sẽ góp phần tích cực trong tiến trình "Thích ứng an toàn, linh hoạt và kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19" mà Việt Nam đang triển khai mạnh mẽ.

Hành trình an toàn – bảo vệ bạn, gia đình và những người bạn thương yêu - Ảnh 2.

Hành trình an toàn - Chiến dịch nhằm bảo vệ bạn và những người xung quanh trong đại dịch COVID-19

Các thông điệp truyền thông của chiến dịch sẽ được truyền tải thông qua các chương trình trên đài truyền hình và đài phát thanh, các bài báo và các hoạt động trên mạng xã hội, đảm bảo thông tin dễ được tiếp cận nhất có thể.

Thông tin cũng được truyền tải bằng các ngôn ngữ dân tộc chính cũng như ngôn ngữ ký hiệu. Để kịp thời ứng phó với tình hình đại dịch đang thay đổi nhanh chóng, hoạt động chiến dịch và nội dung truyền thông sẽ được xem xét và điều chỉnh phù hợp.

Truyền thông, mạng xã hội và một số người có sức ảnh hưởng với cộng đồng, như Hoa hậu Hoàn vũ Việt Nam 2017 H’Hen Niê, đang đồng hành hỗ trợ việc chia sẻ thông điệp của chiến dịch ‘Hành trình an toàn’ cùng các cá nhân khác như Chảo Thị Yến, Khang A Tủa và MC Lê Hương Giang.

Với sự hỗ trợ của Chính phủ Australia, chiến dịch là một phần trong hoạt động hỗ trợ phòng chống dịch COVID-19 ở Việt Nam, được thực hiện thông qua UNICEF, bao gồm triển khai tiêm chủng vắc xin, hỗ trợ các nhóm yếu thế, truyền thông cộng đồng và hỗ trợ dây chuyền lạnh.

2 năm đại dịch COVID-19 đã tạo ra những thách thức chưa từng có, tác động nặng nề đối với nền kinh tế và xã hội ở Việt Nam cũng như trên toàn cầu.

Tính đến ngày 6/3/2022, đã có 4.434.700 người mắc bệnh, xếp Việt Nam vào thứ 21 trong số 225 quốc gia và vùng lãnh thổ về số ca mắc và thứ 134 trong số 225 quốc gia và vùng lãnh thổ về số ca mắc trên một triệu dân; trong đó, 40.813 bệnh nhân đã tử vong.

Việt Nam trở thành 1 trong 6 nước có tỷ lệ bao phủ vaccine COVID-19 cao nhất thế giới

Ông Đỗ Xuân Tuyên, Thứ trưởng Bộ Y tế, chia sẻ về những nỗ lực của Chính phủ Việt Nam trong việc đẩy nhanh tốc độ tiêm chủng vaccine phòng COVID-19 của Việt Nam, góp phần hiệu quả trong việc thích ứng an toàn, linh hoạt và kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19.

Việt Nam đã thực hiện thành công chiến lược vaccine ‘đi sau - về trước’ với chiến dịch tiêm chủng lớn nhất từ trước tới nay, trở thành 1 trong 6 nước có tỷ lệ bao phủ tiêm vaccine cao nhất trên thế giới.

Chỉ trong 1 năm, kể từ ngày tiêm mũi vaccine COVID-19 đầu tiên (8/3/2021) đến ngày 6/3/2022, Việt Nam đã tiếp nhận hơn 219 triệu liều vaccine, thực hiện tiêm chủng hơn 197,5 triệu liều. Trong đó:

  • Người từ 18 tuổi trở lên đã tiêm mũi 1 đạt 100%, mũi 2: 98,7% và mũi 3: 38,4%.
  • Trẻ em trong độ tuổi 12-17 tuổi đã tiêm mũi 1 là 99%, mũi 2 là 93,8%.

Triển khai kế hoạch tiêm chủng cho trẻ từ 5-11 tuổi và nghiên cứu tiêm mũi 4

Trong thời gian tới, Việt Nam triển khai kế hoạch tiêm chủng vaccine phòng COVID-19 cho trẻ em từ 5 đến 11 tuổi và đang nghiên cứu triển khai tiêm mũi vaccine thứ 4.

Tuy nhiên, dịch COVID-19 vẫn tiếp tục diễn biến khó lường. Bộ Y tế mong muốn và kêu gọi mỗi người Việt Nam chung sức phòng, chống dịch COVID-19, bằng cách tham gia tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19 đầy đủ theo khuyến cáo của ngành y tế và đừng quên thực hiện thật tốt Thông điệp 5K, đặc biệt là sát khuẩn tay, đeo khẩu trang, tránh tụ tập đông người”.

"Số ca COVID-19 tăng nhanh hiện nay cho chúng ta thấy đại dịch vẫn chưa kết thúc. Chúng ta cần tiếp tục tuân thủ các biện pháp phòng dịch, bao gồm việc đảm bảo tất cả được tiêm vaccine đầy đủ phòng COVID-19.", Tiến sĩ Kidong Park, Trưởng Đại diện WHO tại Việt Nam cho biết.

Thông qua chiến dịch ‘Hành trình an toàn’, chúng tôi tiếp tục cung cấp thông tin chính xác và đáng tin cậy để góp phần quan trọng trong việc duy trì hành trình cứu người, ngăn ngừa tình trạng bệnh nặng phải nhập viện và giúp mọi người sống khỏe mạnh khi đại dịch bùng phát.
Tiến sĩ Kidong Park, Trưởng Đại diện WHO tại Việt Nam

“Cùng với các đối tác của chúng tôi ở Bộ Y tế và WHO, UNICEF công nhận rằng việc tiêm chủng kết hợp với thực hành phòng dịch đã chứng minh thành công trong việc giảm đáng kể số ca tử vong, cũng như số ca bệnh nặng.

Chiến dịch 'Hành trình an toàn' sẽ đem đến những thông tin quan trọng tới mọi ngõ ngách của Việt Nam, đặc biệt với những nhóm yếu thế hơn, xây dựng niềm tin vào sự an toàn của vắc xin phòng COVID-19 đối với mọi lứa tuổi cần tiêm chủng”, bà Rana Flowers, Trưởng Đại diện UNICEF tại Việt Nam, cho biết.

“Mục tiêu của chúng tôi là đảm bảo không ai bị lãng quên trong những nỗ lực này, theo thời gian, bao gồm cả trẻ em từ 5 tuổi trở lên. Với sự hỗ trợ mạnh mẽ của Chính phủ Australia, UNICEF sẽ tiếp tục phối hợp chặt chẽ với Bộ Y tế để giúp điều này diễn ra”.

Trường hợp nào cần tiêm vaccine mũi 4?Trường hợp nào cần tiêm vaccine mũi 4?

SKĐS - Những trường hợp nào cần tiêm mũi 4 là câu hỏi được nhiều người quan tâm.

Hậu COVID-19 và những điều có thể bạn chưa biếtHậu COVID-19 và những điều có thể bạn chưa biết

SKĐS - Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đa số người bệnh hồi phục hoàn toàn sau khi mắc COVID-19, nhưng có khoảng từ 10 đến 20% bị ảnh hưởng lâu dài, biểu hiện ở mức độ khác nhau từ nhẹ đến nặng được gọi là tình trạng hậu COVID-19,


UNICEF, Bộ Y tế
Ý kiến của bạn