Hà Nội

Hành động thiết thực bảo vệ môi trường từ các cơ sở y tế

11-06-2024 17:09 | Xã hội
google news

SKĐS - Giảm thiểu việc sử dụng các sản phẩm/ bao bì sản phẩm bằng nhựa và nilon, giảm thiểu chất thải, tạo thói quen về thực hành giảm thiểu chất thải, phát sinh chất thải… được nhiều bệnh viện phát động nhân tháng môi trường.

Phát động tuần lễ Biển và Hải đảo Việt Nam, tháng hành động vì môi trườngPhát động tuần lễ Biển và Hải đảo Việt Nam, tháng hành động vì môi trường

SKĐS - Tại TP. Nha Trang (Khánh Hòa), ngày 10/6, Bộ Tài nguyên và Môi trường phối hợp với UBND tỉnh Khánh Hòa và một số cơ quan phát động Tuần lễ Biển và Hải đảo Việt Nam, tháng hành động vì môi trường.

Đẩy mạnh thực hành về giảm thiểu chất thải

Ngày Môi trường thế giới 5/6/2024 được Chương trình Môi trường Liên hợp quốc (UNEP) phát động với chủ đề "Phục hồi đất, chống hạn hán và sa mạc hóa" (Land restoration, desertification and drought resilience) nhằm kêu gọi các quốc gia cùng chung tay bảo vệ môi trường sống của chính mình.

Tại Việt Nam, trong khuôn khổ các hoạt động Tuần lễ Biển và Hải đảo Việt Nam, tháng hành động vì môi trường hưởng ứng Ngày Đại dương thế giới (08/6), Ngày Môi trường thế giới (05/6) năm 2024, Bộ Tài nguyên và Môi trường phối hợp với Ủy ban nhân dân tỉnh Khánh hòa tổ chức "Lễ phát động quốc gia Tuần lễ Biển và Hải đảo Việt Nam, tháng hành động vì môi trường hưởng ứng Ngày Đại dương thế giới và Ngày Môi trường thế giới năm 2024" vào ngày 10 tháng 6 năm 2024 tại Công viên Tuệ Tĩnh, Thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa.

Ở Việt Nam, Chính phủ cùng các bộ, ngành luôn kêu gọi người dân chung tay bảo vệ môi trường, bảo vệ hành tinh xanh bằng những hành động rất nhỏ nhưng vô cùng có ý nghĩa đối với môi trường như: Phân loại rác tại nguồn; sử dụng các vật liệu từ thiên nhiên; hạn chế sử dụng các sản phẩm nhựa dùng một lần và túi nilon; không lãng phí đồ ăn, thức uống; trồng nhiều cây xanh; bảo vệ nguồn nước; ưu tiên sử dụng các sản phẩm tái chế; hạn chế việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật và bỏ bao bì đúng nơi quy định; sử dụng năng lượng sạch từ những nguồn năng lượng có thể tái tạo...

Hành động thiết thực bảo vệ môi trường từ các cơ sở y tế- Ảnh 2.

Nhiều bệnh viện phát động giảm thiểu chất thải nhân Tháng hành động vì Môi trường.

Hưởng ứng Ngày Môi trường Thế giới (5/6) và Tháng hành động Vì Môi trường, Bệnh viện 74 Trung ương đã xây dựng Kế hoạch số 612/KH-BV74TW ngày 04/6/2024 với nhiều hoạt động có ý nghĩa như: Phát động nhân viên các khoa, phòng tham gia tổng vệ sinh đường vào Bệnh viện; Treo băng rôn, khẩu hiệu tuyên truyền; Tuyên truyền giảm thiểu việc sử dụng các sản phẩm/ bao bì sản phẩm bằng nhựa và nilon, tăng cường sử dụng các sản phẩm từ vật liệu thân thiện với môi trường; Thực hiện đúng quy định về phân loại, thu gom, vận chuyển, xử lý các loại chất thải y tế; Tăng cường công tcas vệ sinh nội- ngoại viện đảm bảo môi trường Xanh – Sạch – Đẹp; Khen thưởng, biểu dương kịp thời những cá nhân, tập thể có thành tích xuất sắc trong bảo vệ môi trường…

Tại Bệnh viện Nội tiết Trung ương, lãnh đạo bệnh viện kêu gọi toàn thể viên chức/người lao động Bệnh viện Nội tiết Trung ương cùng chung tay góp sức bảo vệ môi trường bằng những hành động cụ thể.

Khoa Kiểm soát nhiễm khuẩn cũng đã tổ chức ra quân làm sạch vệ sinh môi trường tại 2 cơ sở của Bệnh viện, tập huấn hướng dẫn triển khai luật bảo vệ môi trường 2020 và các văn bản hướng dẫn thi hành luật về các hoạt động quản lý chất lượng môi trường, kiểm soát chặt chẽ các nguồn thải từ hoạt động khám chữa bệnh từ hoạt động xây dựng công nghiệp đảm bảo chất thải phát sinh được xử lý đáp ứng yêu cầu bảo vệ môi trường. Tuyên truyền về giảm thiểu chất thải, tạo thói quen về thực hành giảm thiểu chất thải, phát sinh chất thải. Đặc biệt là chất thải nhựa và nilon. Phối hợp khoa phòng trong bệnh viện đánh giá giám sát phân loại, thu gom, xử lý rác thải đúng theo qui định.

Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn đã xây dựng kế hoạch, hướng dẫn các khoa, phòng thực hiện. Bệnh viện thực hiện kiểm soát chặt chẽ các nguồn thải từ hoạt động y tế và quy định về phân loại rác thải tại nguồn bảo đảm chất thải phát sinh phải được xử lý đáp ứng các yêu cầu về bảo vệ môi trường và quy chuẩn kỹ thuật môi trường quốc gia về chất thải tương ứng trước khi thải ra môi trường; nghiêm cấm việc xả thải không đúng quy định ra môi trường đất; đẩy mạnh áp dụng các công nghệ tiên tiến, thân thiện với môi trường, các mô hình kinh tế tuần hoàn hướng tới phát triển kinh tế xanh, phát triển bền vững nhằm thích ứng với biến đổi khí hậu….

Địa phương kêu gọi hạn chế sử dụng túi nilon khó phân hủy

Ở địa phương, thực hiện sự chỉ đạo của UBND tỉnh Bắc Giang và Sở Y tế tỉnh Bắc Giang về việc tổ chức các hoạt động thuộc "Tháng hành động vì môi trường" hưởng ứng Ngày Môi trường Thế giới năm 2024. Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Bắc Giang đề nghị Trung tâm Y tế các huyện, thị xã, thành phố, các Khu công nghiệp trong thời gian từ ngày 01/6/2024 - 30/6/2024 tập trung tổ chức các hoạt động cụ thể như sau:

Tổ chức tuyên truyền (sáng tạo, đổi mới cách thức thực hiện, hình thức truyền thông, ứng dụng công nghệ thông tin) về chủ đề, thông điệp hưởng ứng Ngày Môi trường Thế giới năm 2024, Tháng hành động vì môi trường theo hướng tiết kiệm, hiệu quả, có sức lan tỏa, ảnh hưởng mạnh mẽ đến nhận thức của cộng đồng.

Theo Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Đặng Quốc Khánh, có nhiều giải pháp hiệu quả, thiết thực ngăn chặn, giảm thiểu tối đa quá trình sa mạc hóa, hạn hán trên cả nước. Đặc biệt, các cấp chính quyền cần nâng cao nhận thức, coi nội dung phục hồi đất, chống hạn hán và sa mạc hóa là một phần không thể tách rời của kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội. Theo dõi chặt chẽ diễn biến chất lượng môi trường đất; khoanh vùng khu vực đất bị ô nhiễm để có kế hoạch xử lý, cải tạo và phục hồi. Tăng cường điều tra đánh giá thực trạng hoang mạc hóa, xây dựng cơ sở dữ liệu về sa mạc hóa, xây dựng bản đồ hạn hán cho các khu vực chịu ảnh hưởng trực tiếp.

Kiểm soát chặt chẽ các nguồn thải từ hoạt động xây dựng, công nghiệp, nông nghiệp đảm bảo chất thải phát sinh phải được xử lý đáp ứng các yêu cầu về bảo vệ môi trường và quy chuẩn kỹ thuật môi trường quốc gia về chất thải tương ứng trước khi thải ra môi trường, đặc biệt nghiêm cấm việc xả thải không đúng quy định ra môi trường; đẩy mạnh việc áp dụng các công nghệ tiên tiến, thân thiện với môi trường, các mô hình kinh tế tuần hoàn.

Khuyến khích treo băng rôn, pano, áp phích được làm từ các vật liệu thân thiện với môi trường tại các khu vực dễ quan sát và các địa điểm phù hợp của cơ quan, đơn vị. Đồng thời, căn cứ tình hình thực tế, tổ chức hoặc lồng ghép với các hội nghị, hội thảo về bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học; ứng phó với biến đổi khí hậu; quản lý chất thải rắn, chất thải nhựa; thu gom, xử lý chất thải, hạn chế sử dụng túi nilon khó phân hủy, đồ nhựa dùng một lần.

Sau khi kết thúc các hoạt động, các đơn vị báo cáo kết quả các hoạt động hưởng ứng về Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh trước ngày 12/7/2024 để tổng hợp.

Để triển khai hiệu quả các hoạt động hưởng ứng Ngày Môi trường thế giới (5/6), Tháng hành động vì môi trường năm 2024, UBND tỉnh Sơn La đã có công văn số 2234/UBND-KT ngày 24/5/2024 chỉ đạo các sở, ban, ngành và UBND các huyện, thành phố tổ chức các hoạt động hưởng ứng Ngày Môi trường thế giới năm 2024. Các sở, ban, ngành và UBND các huyện, thành phố trên địa bàn tỉnh cần tiếp tục triển khai Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật về tăng cường các hoạt động quản lý chất lượng môi trường đất;

Tăng cường truyền thông và giáo dục: Làm cho mọi người hiểu rõ hơn về đa dạng sinh học và giá trị của nó trong chiến lược phát triển bền vững. Lồng ghép nội dung bảo tồn đa dạng sinh học vào các chương trình giáo dục và thúc đẩy lối sống hài hòa với thiên nhiên.

Hành động thiết thực bảo vệ môi trường từ các cơ sở y tế- Ảnh 3.

Làm sạch môi trường trong các cơ sở y tế.

Thực hiện Chiến lược quốc gia về đa dạng sinh học: Đóng góp vào thực hiện các mục tiêu của Khung đa dạng sinh học toàn cầu. Phổ biến, hướng dẫn và thực hiện các quy hoạch, chương trình và kế hoạch trong lĩnh vực bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học.

Ngăn chặn khai thác quá mức và buôn bán trái phép các loài động vật và thực vật hoang dã: Bảo vệ và tôn trọng các phong tục tập quán bền vững của người dân địa phương sống tại các khu vực dễ bị tổn thương.

Ngăn chặn loài ngoại lai xâm hại: Sử dụng các biện pháp kiểm soát và tăng cường quản lý để ngăn chặn tác động của các loài ngoại lai đối với đa dạng sinh học. Giảm ô nhiễm và tác động của biến đổi khí hậu: Áp dụng các giải pháp như giảm thiểu phát thải, quản lý rác thải nhựa và thâm canh bền vững. Tiết kiệm năng lượng: Sử dụng điện tiết kiệm và hạn chế lãng phí.

Tái chế và phân loại rác: Hãy tái chế và phân loại rác thải để giảm ô nhiễm môi trường. Trồng cây: Cây xanh giúp hấp thụ khí CO2 và cải thiện chất lượng không khí. Tham gia cộng đồng: Hãy tham gia vào các hoạt động tình nguyện và chia sẻ thông điệp về bảo vệ môi trường với bạn bè và gia đình...

Ngày môi trường thế giới 5/6: 40% đất đai đang bị suy thoáiNgày môi trường thế giới 5/6: 40% đất đai đang bị suy thoái

SKĐS - Thống kê cho thấy, 40% diện tích đất đai trên hành tinh đang bị suy thoái. Thực trạng suy thoái đất, hoang hóa, sa mạc hóa tại Việt Nam đang diễn ra với tốc độ nhanh chóng và phổ biến.

Xem thêm video đang được quan tâm:

Thời tiết tuần này: Bắc Bộ, Trung Bộ nắng nóng, Nam Bộ mưa rào | SKĐS


Tô Hội
Ý kiến của bạn