Hành động khẩn cấp bảo tồn loài voi do số lượng còn quá ít

26-07-2024 18:46 | Xã hội
google news

SKĐS - Việt Nam còn lại ít voi hoang dã nhất trong khu vực Đông Nam Á. Ước tính chỉ có hơn 100 cá thể trên toàn quốc. Quần thể lớn nhất được tìm thấy ở Vườn Quốc gia Yok Đôn, tỉnh Đắk Lắk song số lượng cũng ngày càng suy giảm.

Thả 36 cá thể động vật hoang dã quý hiếm về môi trường tự nhiênThả 36 cá thể động vật hoang dã quý hiếm về môi trường tự nhiên

SKĐS - Vườn Quốc gia Vũ Quang (Hà Tĩnh) vừa phối hợp với các cơ quan chức năng tiến hành tái thả 36 cá thể động vật hoang dã về môi trường tự nhiên.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đang lấy ý kiến rộng rãi về Kế hoạch hành động quốc gia về bảo tồn voi Việt Nam đến năm 2035, tầm nhìn 2050.

Kế hoạch đặt mục tiêu định hướng và hướng dẫn thực hiện các hành động ưu tiên đến năm 2035 thông qua các chiến lược về duy trì và phát triển quần thể, cá thể voi, đảm bảo bền vững, cải thiện môi trường sống, quản lý xung đột voi - người và nâng cao năng lực cho các bên liên quan để bảo tồn voi hoang dã.

Bên cạnh đó, tăng cường phúc lợi và thúc đẩy gây nuôi sinh sản hướng tới phát triển bền vững cho voi nuôi nhốt.

Hành động khẩn cấp bảo tồn loài voi do số lượng còn quá ít- Ảnh 2.

Quần thể voi ở Việt Nam đang bị suy giảm nghiêm trọng.

Một số nhiệm vụ cụ thể được đề xuất như nâng cao hiểu biết về voi hoang dã, từ đặc điểm hình thái, cấu trúc đàn, hành vi và sức khỏe từng cá thể, xu hướng di chuyển thông qua việc giám sát voi bằng bẫy ảnh hoặc phân tích DNA từ mẫu phân.

Triển khai một số giải pháp ngăn chặn các mối đe dọa đến sự suy giảm voi hoang dã như tăng cường tuần tra kiểm soát, loại bỏ các mối đe dọa đối với sự tồn tại của voi, thực hiện các hoạt động cứu hộ và tái thả voi hoang dã vào môi trường tự nhiên cũng như các biện pháp để ngăn chặn voi chết.

Duy trì và phát triển quần thể voi bằng việc xác định và thực hiện các biện pháp để duy trì sự tồn tại của các đàn voi hiện có, nếu có thể áp dụng các biện pháp bảo tồn và phát triển quần thể, cá thể.

Thực hiện cải thiện môi trường sống của voi bằng việc ngăn chặn các hành động xâm hại, phá hoại vùng sinh cảnh của voi, thực hiện các biện pháp nhằm cải thiện chất lượng sinh cảnh sống cho voi, đồng thời xác định và mở rộng diện tích sinh cảnh dựa trên bằng chứng khoa học về diện tích voi sử dụng.

Một nhiệm vụ quan trọng khác được đề cập là giảm thiểu xung đột voi - người nhằm hướng tới mục tiêu thúc đẩy chung sống hài hòa, cụ thể như nâng cao hiểu biết về xung đột voi - người cũng như nguyên nhân dẫn đến xung đột. Triển khai ngăn chặn và giảm thiểu xung đột voi - người thông qua các biện pháp đảm bảo an toàn cho cả người và voi, hạn chế các thiệt hại do xung đột voi - người gây ra.

Một số giải pháp sẽ được thực hiện như xây dựng cơ chế chính sách về bảo tồn và phát triển quần thể, cá thể voi, thúc đẩy sự tham gia tích cực của các bên liên quan, đặc biệt là nhóm cộng đồng địa phương.

Tổ chức tổng kết công tác nghiên cứu khoa học, thực nghiệm, làm cơ sở xây dựng các giải pháp bảo tồn phù hợp với nguồn lực và điều kiện thực tiễn ở địa phương. Tăng cường tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức về bảo tồn voi cũng như đẩy mạnh hợp tác quốc tế.

Trong khoảng gần hơn 30 năm trở lại đây, số lượng voi Việt Nam nói chung và voi Tây Nguyên suy giảm nhanh theo từng năm. Những năm 1990, ước tính số voi hoang dã của Việt Nam còn khoảng 1.500 - 2000 cá thể.

Tuy nhiên, hiện nay, Việt Nam chỉ còn khoảng 124 - 148 cá thể voi hoang dã, phân bố trên 8 tỉnh bao gồm Sơn La, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Nam, Đắk Lắk, Đắk Nông, Đồng Nai và Bình Phước. Trong đó, chỉ có 3 sinh cảnh còn trên 10 cá thể voi là Vườn quốc gia Pù Mát và vùng phụ cận (tỉnh Nghệ An) còn 13 - 15 cá thể; Vườn Quốc gia Cát Tiên, Khu Bảo tồn thiên nhiên và Văn hóa Đồng Nai, Công ty Trách nhiệm hữu hạn một thành viên Lâm nghiệp La Ngà (tỉnh Đồng Nai) còn 14 cá thể và Vườn quốc gia Yok Đôn (tỉnh Đắk Lắk) còn khoảng 80 - 100 cá thể.

Về voi nuôi (voi thuần dưỡng), theo thống kê của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, năm 2018, cả nước có 91 voi nuôi tại 11 tỉnh, thành phố, trong khi con số này của năm 2000 là 165. Nói riêng tỉnh Đắk Lắk, nơi được coi là "thủ phủ" của voi thuần dưỡng, số voi cũng bị giảm mạnh.

Cụ thể, trong thời gian 1979 - 1980 tỉnh Đắk Lắk có 502 con voi thuần dưỡng; năm 1990 có 299 con; năm 1997 còn 169 con và năm 2000 chỉ còn 138 con, giảm 364 con trong vòng 20 năm (từ 1980 - 2000). Đến năm 2018, con số voi nuôi của Đắk Lắk, giảm gần 100 cá thể so với năm 2000, chỉ còn 45.

Hiện nay, tại khu vực Đông Nam Á và Trung Quốc – nơi chỉ còn khoảng 8.000 - 11.000 cá thể voi hoang dã, phân bố ở tám quốc gia gồm Campuchia, miền Nam Trung Quốc, Indonesia, Lào, Malaysia, Myanmar, Thái Lan và Việt Nam. Trong số các quốc gia trên, Việt Nam còn lại ít voi hoang dã nhất, ước tính chỉ có hơn 100 cá thể trên toàn quốc. Quần thể lớn nhất được tìm thấy ở Vườn Quốc gia Yok Đôn, tỉnh Đắk Lắk.

Giúp động vật quý hiếm hồi phục sức khỏe để trở về với thiên nhiên Giúp động vật quý hiếm hồi phục sức khỏe để trở về với thiên nhiên

SKĐS - Nhiều động vật quý hiếm ở khu vực Kon Tum sau khi cứu hộ thành công được chăm sóc, hồi phục sức khỏe rồi thả về thiên nhiên, nơi hoang dã.

Xem thêm video đang được quan tâm:

Bản tin dự báo thời tiết mới nhất hôm nay ngày 26/7 | SKĐS


Tô Hội
Ý kiến của bạn