Hà Nội

Hành động đẹp, ý nghĩa lớn

05-03-2011 10:15 | Xã hội
google news

Bốn cô gái Mai - Nga - Kiều Anh sinh viên Trường đại học Dược Hà Nội và Hạnh sinh viên Đại học Quốc gia đã làm một việc tuy bình thường nhưng khiến dư luận từ ngỡ ngàng đến xôn xao rồi cảm bphục bởi hiện nay không ít người “lãnh cảm với cuộc sống” hoặc chính xác hơn là thiếu trách nhiệm với cộng đồng.

Bốn cô gái Mai - Nga - Kiều Anh sinh viên Trường đại học Dược Hà Nội và Hạnh sinh viên Đại học Quốc gia đã làm một việc tuy bình thường nhưng khiến dư luận từ ngỡ ngàng đến xôn xao rồi cảm phục bởi hiện nay không ít người “lãnh cảm với cuộc sống” hoặc chính xác hơn là thiếu trách nhiệm với cộng đồng.

Bốn cô gái đều là sinh viên năm thứ nhất, vừa mới rời ghế nhà trường phổ thông, chẳng cần ai hướng dẫn, phát động đã tự động rủ nhau đến Tháp Hòa Phong được xây bằng gạch mộc nằm trên vỉa hè bờ đông Hồ Gươm để xóa đi những nét chữ nhố nhăng trên đó để trả lại cho một di tích lịch sử sự tôn nghiêm.

Dư luận khâm phục bốn cô sinh viên không hẳn chỉ ở khía cạnh trân trọng di tích lịch sử, tình yêu Hà Nội trong những trái tim mới lớn mà quan trọng hơn, đích thực hơn, hành động tự phát của các cô đa tạo nên sự tương phản đáng giật mình. Đó là kẻ viết bậy và người xóa những dòng chữ bậy. Thật ra, những kẻ khắc viết những dòng chữ lăng nhăng lên Tháp Hòa Phong cũng chẳng có ý phá hoại, làm bẩn di tích lịch sử ngoài sự ngu dốt muốn “lưu danh tên tuổi” mà không chỉ ở đây, còn ở rất nhiều di tích, danh lam khác. Cái thói hợm hĩnh ngu xuẩn đầy tự phát ấy có mặt ở trên tường, trên cây, trên đá ở nhiều nơi mà ta vẫn thấy được viết, được khắc đối lập với sự tự phát thầm lặng của bốn cô gái. Đấy là sự đối lập của nhận thức, của tri thức, của ý thức và nhân cách...

Hành động tự phát “xóa chữ làm sạch” của các cô gái sinh viên trẻ không chỉ có thêm ý nghĩa xóa đi những sự nhố nhăng trong cuộc sống mà còn là bài học về sự tự tin, dám chịu trách nhiệm vào những điều mình làm nếu thấy là đúng. Dư luận cảm phục và hoan nghênh là vì vậy. Tôi cứ nghĩ chuyện làm sạch Tháp Hòa Phong không phải là sự tự giác của các cô gái mà giả dụ là chủ trương của thành phố hẳn chuyện làm sạch phải kéo dài dài để trước đó là cả một cuộc hội thảo đông đảo và tốn kém sẽ được tổ chức với ngổn ngang đề nghị, giải pháp xóa thế nào, bảo vệ di tích ra sao! Bàn thảo xong hẳn phải xin ý kiến cấp trên và thành lập “Hội đồng làm sạch Tháp”. Thì chuyện cứu “cụ” rùa chả là một minh chứng đó sao. Cứu “cụ” rùa đang bị thương là chuyện gấp còn bàn bạc chán chê huống là tháp có thể chậm lại được. Hội thảo chuyện cứu “cụ” rùa rất sâu, rất kỹ rồi mà khi thành lập Hội đồng chữa trị cho “cụ” rùa lại cử ngay ông GĐ Sở Y tế là cơ quan chuyên quan tâm chữa trị sức khỏe cho người làm trưởng ban. Cũng may, nhầm lẫn về vị trí này sau đó đa được điều chỉnh bằng ông bác sĩ thú y, PGĐ Sở Nông nghiệp thành phố. Xem ra tuổi trẻ không biết “sợ” nên thấy việc cần làm ngay là làm mà không “cẩn thận” làm đơn xin phép hoặc viết những phương án tẩy rửa, làm sạch để gửi đến cơ quan có trách nhiệm... Sự “cẩn thận” hay đúng hơn là sự thiếu trách nhiệm và nhiệt huyết của người lớn tuổi hơn, có danh vị hơn khiến những việc cần làm của cuộc sống cứ bị chậm lại chăng?

Bốn cô sinh viên tẩy xóa những nét nhố nhăng trên di tích và có phải còn đang tẩy những thói thờ ơ vô cảm, tẩy sự thiếu trách nhiệm, thiếu nhiệt huyết đối với xã hội trong cuộc sống hiện nay? Hành động của các cô thật đẹp và ý nghĩa, hành vi đó thật lớn biết bao bởi chuyện trên không còn là chuyện “cứu Tháp” để trả lại sự nguyên vẹn của di tích lịch sử mà còn là hành động hướng tới cộng đồng để tìm đến những điều tốt đẹp vốn có trong truyền thống...

LÊ QUÝ HIỀN


Ý kiến của bạn