Với mục tiêu “từng bước xóa việc sử dụng nước giếng khoan, tăng tỉ lệ hộ gia đinh được sử dụng ngồn nước máy sạch”, cách đây hơn 10 năm, TP. Hà Nội đầu tư hàng trăm tỷ đồng cho dự án cấp nước sạch ở các huyện ngoại thành, nhân dân các vùng có dự án xây dựng các trạm cấp nước sạch hồ hởi đợi ngày được dùng nước sạch. Tuy nhiên, do đầu tư xây dựng không đồng bộ, đứt quãng nên đa phần các dự án này đều hoạt động cầm chừng, nhiều hạng mục xuống cấp nghiêm trọng, thiết hị hư hỏng trở thành đống phế liệu.
Những công trình cấp nước sạch như thế này tại nhiều huyện ngoại thành Hà Nội được hoàn thiện rồi “đắp chiếu” nhiều năm nay gây lãng phí rất lớn. |
Điểm giống nhau ở hầu hết các trạm cấp nước sạch được xây dựng tại một số xã thuộc các huyện ở ngoại thành Hà Nội trong dự án này là sự đìu hiu, hoang vắng, cây cỏ mọc um tùm phủ lấp kín cả trạm. Vào bên trong, các hạng mục như máy bơm, van khóa, hệ thống đường ống dẫn nước trong tình trạng hoen gỉ, mạng nhện chăng tứ tung, bụi phủ lớp dày. Điển hình về sự lãng phí này phải kể đến Trạm cấp nước Phù Đổng, huyện Gia Lâm với bốn bề cỏ dại mọc um tùm. Theo tìm hiểu của phóng viên báo Sức khỏe&Đời sống, công trình nàyđược đầu tư 4,5 tỷ đồng, khởi công xây dựng năm 2000. Sau khi khánh thành, công trình này được bàn giao cho hợp tác xã (HTX) Dịch vụ tổng hợp Phù Đổng vận hành, khai thác. Tuy nhiên, sau một vài ngày đầu chạy thử trơn tru thì cả hệ thống máy móc bỗng giở chứng, chạy tậm tịt và ngừng vận hành từ đó đến nay. Hiện nay, tại trạm bơm này, trong căn phòng rộng khoảng 30m2, 3 máy bơm nằm chỏng chơ, hoen gỉ, để tránh bụi bẩn, người ta dùng một manh chiếu nhỏ phủ tạm chờ ngày “thanh lý”. Ông Nguyễn Đặng Lợi - người được HTX giao công việc trông coi và vận hành trạm cho biết: “Do gần chục năm nay, trạm bơm không vận hành nên bây giờ ống giếng tắc rồi, van cũng kẹt cứng, đường ống dẫn đến khu dân cư hoen gỉ, mục nát. HTX chỉ giúp xã trông coi trạm chứ có vận hành gì đâu”.
Tương tự với tình cảnh trên, Trạm cấp nước sạch thôn Đoan Lữ, xã An Mỹ (Mỹ Đức) được đầu tư xây với tổng kinh phí trên 600 triệu đồng, công suất 308m3/ngày đêm, dự tính cung cấp nước sinh hoạt cho 4 nghìn người. Tuy nhiên, khâu khảo sát nguồn nước mặt trước thời điểm thi công công trình chưa sát nên khi đưa vào vận hành, qua kiểm tra sinh hóa phát hiện nguồn nước cấp đầu vào trạm (mặt nước sông Đáy) bị ô nhiễm nặng nên trạm dừng vận hành từ đó. Đến nay, tất cả các hạng mục như hệ thống bơm hút, cụm xử lý nước, bể chứa nước, hệ thống bơm đẩy... của trạm cấp nước này đã xuống cấp nghiêm trọng. Bên cạnh đó, nhiều trạm bơm do thời gian thi công kéo dài, đứt quãng nên các công trình này chưa thể đưa vào vận hành khai thác như Trạm cấp nước xã Liên Bạt (Ứng Hòa) trên 13,2 tỷ đồng; Trạm cấp nước xã Xuân Dương (Thanh Oai) gần 10,2 tỷ đồng… Ở không ít các trạm bơm, do công tác bảo vệ công trình còn lỏng lẻo nên một số trang thiết bị của trạm cấp nước bị mất, hư hỏng. Ví dụ, Trạm cấp nước xã Tân Tiến (Chương Mỹ) được xây dựng từ năm 2006 với tổng mức đầu tư 2,5 tỷ đồng do UBND xã làm chủ đầu tư, tại thời điểm kiểm tra (tháng 7/2010), trạm chỉ còn 2/3 cụm giếng khoan và bơm khai thác; một số đoạn đường ống nước dịch vụ đã bị người dân trong xã tháo dỡ.
![]() Ông Nguyễn Đặng Lợi bên đống thiết bị tại trạm bơm Phù Đổng bị đắp chiếu. |
“Đánh thức” các trạm bơm, việc khó vẫn
phải làm
Theo tài liệu thống kê từ Sở NN&PTNT, Hà Nội có 101 trạm cấp nước, trong đó có 85 trạm đang hoạt động, 16 trạm cấp nước đã đầu tư với kinh phí hàng trăm tỷ đồng nhưng không thể sử dụng hoặc bị hư hỏng không có khả năng khôi phục, sửa chữa. |
VĂN HẬU