Ông Nguyễn Hữu Minh – Chủ tịch UBND huyện Kỳ Sơn (Nghệ An) cho biết, không chỉ ở bản Nam Tiến 2, xã Bảo Nam mà trên địa bàn còn có 9 điểm sạt lở ảnh hưởng đến hàng ngàn hộ dân.
Các điểm sạt lở này ở bản Xốp Phe, bản Na Mì (xã Mường Típ); bản Nam Tiến 2 (xã Bảo Nam); bản Xốp Phong (xã Mường Ải); bản Cánh, bản Sa Va (xã Tà Cạ); bản Xốp Tụ (xã Mỹ Lý); bản Pà Khốm (xã Phà Đánh) và bản Lưu Thắng (xã Chiêu Lưu). Những điểm này ảnh hưởng trực tiếp đến gần 400 hộ dân với hơn 2000 nhân khẩu.
Ông Minh cho biết thêm, các điểm sạt lở này không thể khắc phục được mà bắt buộc phải di dời. Huyện đã khảo sát, có quy hoạch cụ thể ở tất cả các điểm sạt lở trên để di dời người dân đến nơi an toàn. Tuy nhiên, vướng mắc lớn nhất vẫn là nguồn kinh phí.
"Trong năm nay huyện cố gắng di dời dân 2 điểm ở xã Mường Típ có nguy nhất để đảm bảo an toàn cho người dân. Các điểm còn lại, huyện đang chờ nguồn vốn để di dời. Trước mắt, huyện đã chỉ đạo các địa phương thường xuyên theo dõi nắm bắt tình hình mưa bão và có kế hoạch di dời dân ngay trước khi mưa bão xuất hiện" – ông Minh nói.
Trên địa bàn Nghệ An, ngoài huyện Kỳ Sơn thì huyện Quỳ Châu cũng có 9 điểm sạt lở (xã Châu Hoàn, Diên Lãm, Châu Tiến, Châu Phong). Hai huyện đồng bằng Hưng Nguyên và Đô Lương.
Ngoài những khu vực trên thì còn có những điểm sạt lở tại các địa phương như:
- Xóm 1, xóm 2, xã Khánh Sơn, xóm 4, xã Nam Thái (Nam Đàn);
- Xóm 3, xã Diễn Phú, xóm 5, xã Diễn Lợi (Diễn Châu);
- Xóm 5, xã Nghi Công Bắc (huyện Nghi Lộc);
- Bản Bủng Xát, xã Châu Khê (Con Cuông);
- Khu vực rú Nguộc (Thanh Chương)...
Xem thêm video đang được quan tâm:
6 biện pháp đảm bảo thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19