Hàng nghìn xe chở nông sản ùn ứ ở cửa khẩu gây áp lực lớn cho Lạng Sơn trong công tác phòng dịch

27-12-2021 15:57 | Xã hội

SKĐS - Lãnh đạo tỉnh Lạng Sơn thừa nhận, với việc hơn 4.000 xe chở nông sản vẫn đang ùn tắc tại cửa khẩu gây áp lực lớn đối với địa phương, bởi hầu hết lái xe đường dài đều từ vùng dịch đi ra, nguy cơ mắc COVID-19, lây lan ra cộng đồng rất cao.

Đàm phán với phía Trung Quốc để tạo thuận lợi cho hoạt động xuất khẩu nông sản Việt NamĐàm phán với phía Trung Quốc để tạo thuận lợi cho hoạt động xuất khẩu nông sản Việt Nam

SKĐS - Hàng nghìn tài xế đang phải sống cảnh “ăn bờ ngủ bụi” do các xe chở nông sản bị ùn ứ tại cửa khẩu Tân Thanh (Lạng Sơn) gần 20 ngày qua.

Trong hai ngày qua, duy nhất cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị (huyện Cao Lộc) thông quan được chừng 100 -200 xe chở nông sản. Tại cửa khẩu Chi Ma, huyện Lộc Bình, nông sản chưa được đưa sang Trung Quốc.

Cửa khẩu Tân Thanh (huyện Văn Lãng) cùng 5 cửa khẩu phụ khác vẫn chưa có hoạt động giao thương. Chính vì vậy, lượng ô tô chở nông sản, trái cây vẫn tiếp tục đổ về hướng cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị.

Hàng nghìn xe chở nông sản ùn ứ ở cửa khẩu gây áp lực lớn cho Lạng Sơn trong công tác phòng dịch - Ảnh 2.

Theo báo cáo của Bộ Công Thương, hiện Lạng Sơn còn khoảng 4.200 xe bị ùn tắc tại cửa khẩu, gây thiệt hại đáng kể cho doanh nghiệp và người dân, đặc biệt là mặt hàng nông sản (chiếm đến 80% các mặt hàng đặc tính dễ hư hỏng). Ảnh: Tùng Đinh

Tại bãi trung chuyển Bản Liếp, xã Phú Xá, huyện Cao Lộc vẫn còn trên 1.300 xe container đỗ đậu. Ở phía ngoài, gần cổng ra vào, anh Nguyễn Trương Trung Quốc (SN 1975), quê ở Tiền Giang, lái xe biển kiểm soát số 63C-10087 nhấp nhổm trong ca bin, chốc lát lại ra khỏi xe ngóng về phía biên giới. Anh chở gần 23 tấn mít từ quê đến đây, đã phải nằm chờ đến ngày thứ 14.

"Tôi cùng 4 đồng nghiệp chở thuê trái cây cho một chủ ở Tiền Giang đến Lạng Sơn thì vướng vào ùn tắc. Số "nốt" của tôi là 1.800, như vậy còn khoảng 2,3 ngày nữa mới đến lượt xe rời bãi trung chuyển đến cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị để… xếp hàng tiếp, trước khi được thông quan hàng hóa qua biên giới Việt- Trung", anh Quốc tâm sự.

Trong khi đó, anh Lê Văn Thiện, đi cùng xe anh Quốc cho biết, những tài xế ở đây ít thì 2-3 ngày, nhiều thì cả tuần nay chưa tắm vì thiếu nước. Tranh thủ ban trưa nắng hanh, ấm áp mọi người rủ nhau vệ sinh thân thể ở góc kín.

Hàng nghìn xe chở nông sản ùn ứ ở cửa khẩu gây áp lực lớn cho Lạng Sơn trong công tác phòng dịch - Ảnh 3.

Hàng nghìn xe chở nông sản ùn ứ ở cửa khẩu gây áp lực lớn cho Lạng Sơn trong công tác phòng dịch - Ảnh 4.

Hàng nghìn xe chở nông sản ùn ứ ở cửa khẩu gây áp lực lớn cho Lạng Sơn trong công tác phòng dịch - Ảnh 5.

Gần 1 vạn tài, phụ xe vạ vật chờ thông quan ở Lạng Sơn. Ảnh: Tùng Đinh

Chủ tịch UBND tỉnh Lạng Sơn Hồ Tiến Thiệu thừa nhận, đây là một áp lực lớn đối với Lạng Sơn, bởi hầu hết lái xe đường dài đều từ vùng dịch đi ra, nguy cơ mắc bệnh, lây lan dịch COVID-19 ra cộng đồng rất cao.

"Chúng tôi phải xây dựng, bố trí một loạt chỗ ở cho lái xe, vì nếu để họ ở tự do, ra ngoài cộng đồng sẽ lây lan dịch bệnh. Quản lý được họ, ăn uống ngủ nghỉ tại chỗ, sử dụng các cơ sở vật chất sẵn có là yên tâm hơn cả", ông Thiệu nói.

Hàng nghìn xe chở nông sản ùn ứ ở cửa khẩu gây áp lực lớn cho Lạng Sơn trong công tác phòng dịch - Ảnh 6.

Các tài xế ăn ngủ, tắm giặt tạm bợ để trông coi hàng hóa và nhích xe lên cửa khẩu. Ảnh: Tùng Đinh

Về an ninh trật tự, Lạng Sơn đã tăng cường lực lượng chức năng, công an, biên phòng, dân quân kiểm tra kiểm soát, nhắc nhở lái xe… thực hiện tuân thủ quy định phòng chống dịch; cấm các tệ nạn rượu chè, cờ bạc…

Sự việc hàng ngàn công hàng ùn ứ cửa ngõ có nguy có sắp đổ bỏ, UBND tỉnh Lạng Sơn, Bộ NN&PTNT cùng các bộ ngành liên quan đã báo cáo Chính phủ, nỗ lực tìm giải pháp. Sau khi có ý kiến của Chính phủ, các bộ ngành trung ương, tỉnh Lạng Sơn đã có những động thái để sớm cải thiện tình hình.

Bước đầu, tỉnh triển khai việc khảo sát lắp đặt thêm trạm khử khuẩn theo yêu cầu của phía bạn từ chiều 21/12.

Hàng nghìn xe chở nông sản ùn ứ ở cửa khẩu gây áp lực lớn cho Lạng Sơn trong công tác phòng dịch - Ảnh 7.

Hàng nghìn xe chở nông sản ùn ứ ở cửa khẩu gây áp lực lớn cho Lạng Sơn trong công tác phòng dịch - Ảnh 8.

Ngày nào lái xe cũng mở thùng lạnh để kiểm tra trái cây vì lo sợ sẽ hư hỏng khi mắc kẹt ở cửa khẩu. Ảnh: Tùng Đinh

Ông Hoàng Khánh Duy, Phó trưởng BQL Khu kinh tế cửa khẩu Đồng Đăng - Lạng Sơn cho biết, thiết kế ban đầu của khu phi thuế quan chỉ đáp ứng cho nhu cầu ăn nghỉ của 400 người. Khi xe hàng ùn ứ tăng đột biến lên hàng nghìn người, BQL Khu kinh tế cửa khẩu đã lắp đặt 23 nhà vệ sinh công cộng, phục vụ nước nóng và tắm miễn phí  24/24h. Chiều tối hàng ngày, BQL dự trữ thêm 18.000 lít nước phục vụ nhu cầu vệ sinh của các lái xe.

"Tỉnh Lạng Sơn đã công bố đường dây nóng, số điện thoại của lãnh đạo Ban quản lý Khu kinh tế cửa khẩu Đồng Đăng- Lạng Sơn, lực lượng chức năng tại các cửa khẩu Hữu Nghị, Tân Thanh, Chi Ma, Cốc Nam cùng hộp thư điện tử ttqlhn@gmail.com để tiếp nhận kiến nghị, phản ánh của các lái xe, người dân", ông Duy thông tin.

Hàng nghìn xe chở nông sản ùn ứ ở cửa khẩu gây áp lực lớn cho Lạng Sơn trong công tác phòng dịch - Ảnh 9.

Các lái xe, chủ hàng đã vật lộn với ùn ứ nông sản, hoa quả nhiều tuần qua mà vẫn chưa được xuất hàng bán sang Trung Quốc. Ảnh: Tùng Đinh

Để chia sẻ khó khăn với các doanh nghiệp và lái xe, tỉnh Lạng Sơn đã quyết định miễn phí điều trị cho lái xe không may nhiễm COVID-19 và tiếp tục giảm phí sử dụng hạ tầng các cửa khẩu, giảm giá nhiều loại dịch vụ tại cửa khẩu Tân Thanh.

Cụ thể, tỉnh Lạng Sơn sẽ giảm phí sử dụng công trình kết cấu hạ tầng, công trình dịch vụ, tiện ích công cộng trong khu vực cửa khẩu trên địa bàn tỉnh; giảm 10% đối với phương tiện vận tải chở hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu; giảm 5% đối với phương tiện vận tải chở hàng hóa kinh doanh theo loại hình tạm nhập tái xuất, hàng hóa tạm xuất tái nhập, hàng hóa chuyển khẩu, hàng hóa của nước ngoài gửi kho ngoại quan xuất khẩu, hàng hóa quá cảnh, hàng hóa chuyển cảng; hàng hóa có nguồn gốc nước thứ ba.

Hàng nghìn xe chở nông sản ùn ứ ở cửa khẩu gây áp lực lớn cho Lạng Sơn trong công tác phòng dịch - Ảnh 10.

Theo Cục Hải quan Lạng Sơn, các thương nhân xuất chủ yếu theo hình thức tiểu ngạch do chính sách miễn thuế 8.000 nhân dân tệ/ngày/người cho cư dân biên giới. Không có hợp đồng mua bán khiến rủi ro rất lớn. Ảnh: Tùng Đinh

Tỉnh Lạng Sơn cũng giảm giá dịch vụ tại cửa khẩu Tân Thanh, giảm 20% giá dịch vụ xe ra, vào bến xe đối với tất cả các loại phương tiện từ 25/12/2021 đến 31/3/2022.

Thực hiện chỉ đạo của UBND tỉnh Lạng Sơn, Công ty Cổ phần Vận tải thương mại Bảo Nguyên cũng hỗ trợ giảm giá dịch vụ phương tiện vận tải lưu ngày/đêm tại bến xe hàng hóa xuất nhập khẩu cửa khẩu Tân Thanh cho các doanh nghiệp 20-70%.

Việc điều chỉnh giảm phí sử dụng hạ tầng các cửa khẩu, giá dịch vụ tại cửa khẩu Tân Thanh của UBND tỉnh Lạng Sơn nhằm hỗ trợ các các doanh nghiệp xuất khẩu hàng hóa trong tình hình ùn tắc hàng hóa và dịch Covid-19 diễn biến phức tạp và giải quyết được phần nào khó khăn cho các doanh nghiệp khi tình trạng ùn tắc nông sản vẫn tiếp tục diễn ra do Trung Quốc siết chặt việc thông thương với lý do phòng, chống dịch.

Trăm nghìn tấn trái cây ùn ứ cửa khẩu, mít Thái quay đầu la liệt chờ "giải cứu"Trăm nghìn tấn trái cây ùn ứ cửa khẩu, mít Thái quay đầu la liệt chờ 'giải cứu'

SKĐS - Sau thời gian dài nằm chờ tại cửa khẩu Tân Thanh, Hữu Nghị (Lạng Sơn), nhiều xe container chở mít Thái buộc phải đưa xe quay đầu chờ “giải cứu”…

Nhật Tân
Ý kiến của bạn