Hà Nội

Hàng nghìn người chen chân cầu bình an ở đền Bà Hải

17-02-2024 18:18 | Thời sự

SKĐS - Sau Tết, hàng nghìn người dân nô nức, chen chân đi lễ đền Bà Hải thờ Chế thắng phu nhân Nguyễn Thị Bích Châu (xã Kỳ Ninh, thị xã Kỳ Anh, Hà Tĩnh) cầu bình an đầu Xuân.

Ngàn người chen chân đi lễ đền thờ Chế thắng phu nhân.

Hàng nghìn người chen chân cầu bình an ở đền Bà Hải- Ảnh 1.

Đền thờ bà Nguyễn Thị Bích Châu hay còn gọi là đền Bà Hải. Đây là địa chỉ du lịch tâm linh nổi tiếng linh thiêng với người dân Hà Tĩnh và du khách thập phương lâu nay.

Hàng nghìn người chen chân cầu bình an ở đền Bà Hải- Ảnh 2.

Đền Bà Hải không chỉ là điểm du lịch tâm linh nổi tiếng, đây còn là nơi lưu giữ những chiến tích thời nhà Trần. Đền vì thế mà luôn đông du khách, người qua lại vừa lễ chùa và tìm hiểu lịch sử văn hóa.

Hàng nghìn người chen chân cầu bình an ở đền Bà Hải- Ảnh 3.

Từ sáng sớm đông đảo du khách thập phương đến dâng lễ tại đền Bà Hải, cầu năm mới bình an.

Hàng nghìn người chen chân cầu bình an ở đền Bà Hải- Ảnh 4.
Hàng nghìn người chen chân cầu bình an ở đền Bà Hải- Ảnh 5.

Khu vực viết tấu sớ luôn trong tình trạng quá tải.

Hàng nghìn người chen chân cầu bình an ở đền Bà Hải- Ảnh 6.

Dù lượng khách về với đền đông, song công tác đón tiếp và hành lễ của du khách khá thuận lợi.

Hàng nghìn người chen chân cầu bình an ở đền Bà Hải- Ảnh 7.

Đền Bà Hải luôn là một địa chỉ văn hóa du lịch tâm linh, cho du khách trên khắp mọi miền tìm về đây để thắp hương và dâng lễ, gửi gắm niềm tin cầu mong một năm mới an lành và hạnh phúc.

Hàng nghìn người chen chân cầu bình an ở đền Bà Hải- Ảnh 8.

Anh Trần Văn Tám (huyện Nghi Xuân, Hà Tĩnh) cho biết, năm nào gia đình anh cũng tới đây thắp hương làm lễ để cầu nguyện sức khỏe, bình an cho gia đình. "Năm nay lượng du khách về quá đông, gia đình tôi đến từ sáng sớm nhưng phải chờ hơn 1 tiếng mới được vào làm lễ", anh Trần Văn Tám nói.

Hàng nghìn người chen chân cầu bình an ở đền Bà Hải- Ảnh 9.

Do lượng khách đầu năm về đông, Ban quản lý phải tăng cường nhân lực gấp đôi ngày thường nhằm phát huy tốt các giá trị di sản của đền Bà Hải, đáp ứng nhu cầu tín ngưỡng của người dân.

Hàng nghìn người chen chân cầu bình an ở đền Bà Hải- Ảnh 10.

Theo BQL Khu di tích đền Chế thắng Phu nhân Nguyễn Thị Bích Châu, tính đến thời điểm này, các hoạt động đón khách tại đền Bà Hải diễn ra thuận lợi, an toàn. Các khu vực bãi đỗ xe đều có hướng dẫn rõ ràng, giá các dịch vụ niêm yết công khai, không có hiện tượng nâng giá gây bức xúc đối với du khách...

Bà Nguyễn Thị Bích Châu quê xã Bảo Lộc, huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định, là con gái đại thần Nguyễn Tướng Công, một ông quan rất mực thanh liêm. Vì 40 tuổi mới sinh con nên gia đình Nguyễn Tướng Công rất vui mừng, coi như bắt được ngọc, ngày đêm nâng niu cho đặt tên là Bích Châu.

Từ nhỏ bà đã được cha mẹ chăm sóc dạy dỗ chu đáo về văn chương đạo lý cung kiếm võ thuật toàn tài. Đến năm Long Khánh thứ nhất (1373) bà được vua Trần Duệ Tông tuyển làm cung phi.

Lúc nhà Trần suy vong, quý phi Bích Châu đã soạn thảo “Kê minh thập sách” với đường lối quân sự, chính trị, văn hóa thiết thực, trọng yếu, phù hợp với giai đoạn lúc bấy giờ. Đến năm 1377, bà hộ giá nhà vua đem quân đánh Chiêm Thành nhưng không may bị trúng độc và mất vào ngày 12 tháng 2.

Linh cữu Quý phi Bích Châu được đưa về Thăng Long theo đường biển. Tuy nhiên, đến cửa biển xã Kỳ Ninh (TX Kỳ Anh) ngày nay thì gặp mưa to gió lớn, không thể đi tiếp được, vua Trần Phế Đế (người kế vị vua Trần Duệ Tông vừa mất) liền xuống chiếu cho quan quân an táng linh cữu của bà tại đây và lập miếu để Nhân dân thờ phụng, hương khói.

Người dân đội mưa rét đi lễ Phủ Tây Hồ trong ngày mùng 1 tháng ChạpNgười dân đội mưa rét đi lễ Phủ Tây Hồ trong ngày mùng 1 tháng Chạp

SKĐS - Dù thời tiết không thuận lợi, trời mưa rét từ sáng nhưng tại Phủ Tây Hồ và các chùa khác ở Hà Nội rất đông người dân đã đi lễ cầu an trong ngày mùng 1 cuối cùng của năm Quý Mão.

Nguyễn Sơn
Ý kiến của bạn