Hàng nghìn lái đò ở khu di sản thế giới Tràng An 'hồi sinh' sau 2 năm gác mái chèo

15-06-2022 07:54 | Xã hội

SKĐS - Hai năm vừa qua, các khu du lịch ở Ninh Bình nói chung và khu di sản thế giới Tràng An nói riêng đều bị đóng cửa do ảnh hưởng của COVID-19. Đến nay, khi toàn xã trở lại cuộc sống bình thường, những người lái đò mưu sinh ở đây lại vung mái chèo, đưa du khách khám phá vẻ đẹp Tràng An.

Khu di sản thế giới Tràng An (Ninh Bình) từ lâu đã được mệnh danh là tuyệt tác mà đất trời ban tặng cho cố đô Hoa Lư. Khung cảnh sơn thủy hữu tình với những dòng sông uốn lượn chảy qua núi đá vôi, tạo nên vô vàn hang động tự nhiên huyền ảo, kỳ bí, hấp dẫn du khách.

Hàng nghìn lái đò ở khu di sản thế giới Tràng An hồi sinh sau 2 năm "gác mái chèo" - Ảnh 1.

Để khám phá hết sự hùng vĩ của Tràng An, du khách ngồi lên đò xuôi dòng sông Sào Khê lịch sử và thỏa sức ngắm nhìn thế giới tự nhiên đầy sống động và quyến rũ.

Hàng nghìn lái đò ở khu di sản thế giới Tràng An hồi sinh sau 2 năm "gác mái chèo" - Ảnh 2.

Nghề lái tưởng chừng là công việc đơn giản, thế nhưng khi ngồi trên những chuyến đò chúng ta sẽ cảm nhận được nghề lái đò không hề dễ dàng.

Hàng nghìn lái đò ở khu di sản thế giới Tràng An hồi sinh sau 2 năm "gác mái chèo" - Ảnh 3.

Tận mắt chứng kiến công việc của những người lái đò, ta mới thấu hiểu hơn nỗi vất vả cực nhọc mà họ phải trải qua.

Hàng nghìn lái đò ở khu di sản thế giới Tràng An hồi sinh sau 2 năm "gác mái chèo" - Ảnh 4.

Hầu hết những người lái đò ở khu du lịch Tràng An đều là phụ nữ trung niên, họ là những nông dân nghèo sống xung quanh khu du lịch. Để được lái đò, họ đã phải trải qua một lớp huấn luyện rồi thi kỹ năng, đạt tiêu chuẩn mới được hành nghề. Công việc của họ bắt đầu từ sáng sớm cho tới chiều tối.

Hàng nghìn lái đò ở khu di sản thế giới Tràng An hồi sinh sau 2 năm "gác mái chèo" - Ảnh 5.

Đón du khách lên đò, dặn dò du khách ngồi đúng vị trí, mặc áo phao cẩn thận, cũng là lúc người lái đò vung mái chèo đưa con đò rời bến. Những đoạn sông thẳng, nước lớn thì lái đò đỡ mệt hơn, vất vả nhất là khi đi qua những hang tối và nhỏ. Lối đi chỉ vẻn vẹn vừa chiếc đò khiến người lái phải căng mình điều khiển, luồn lách cho con đò đi đúng hướng.

Hàng nghìn lái đò ở khu di sản thế giới Tràng An hồi sinh sau 2 năm "gác mái chèo" - Ảnh 6.

Lái thật chuẩn để đò không va vào đá, du khách cũng không chạm vào những nhũ đá ở phía trên đầu.

Hàng nghìn lái đò ở khu di sản thế giới Tràng An hồi sinh sau 2 năm "gác mái chèo" - Ảnh 7.

Đò đưa du khách lần lượt ghé thăm và tìm hiểu các địa danh, hang động nổi tiếng tại Tràng An như: Hang Địa Linh, hang Tối, hang Sáng, hang Đột, hang Đại, hang Nấu rượu, cho đến núi Đại Bàng, Yên Ngựa… gắn liền với các truyền thuyết.

Hàng nghìn lái đò ở khu di sản thế giới Tràng An hồi sinh sau 2 năm "gác mái chèo" - Ảnh 8.

Nhiều khi phải rạp mình xuống lấy sức chèo đò

Hàng nghìn lái đò ở khu di sản thế giới Tràng An hồi sinh sau 2 năm "gác mái chèo" - Ảnh 9.

Bàn tay nhăn nheo gân guốc của các bà vẫn vững tay chèo…

Hàng nghìn lái đò ở khu di sản thế giới Tràng An hồi sinh sau 2 năm "gác mái chèo" - Ảnh 10.

… để du khách thưởng ngoạn phong cảnh tuyệt vời Tràng An

Hàng nghìn lái đò ở khu di sản thế giới Tràng An hồi sinh sau 2 năm "gác mái chèo" - Ảnh 11.

Dưới cái nắng gay gắt, những người lái đò vẫn cố gắng vượt qua để đem đến cho du khách những trải nghiệm thú vị về khu du lịch Tràng An. Quãng đường dài 15km cả đi lẫn về thời gian gần 3 tiếng đồng hồ, đó cũng là thời gian người lái đò phải chèo liên tục.

Hàng nghìn lái đò ở khu di sản thế giới Tràng An hồi sinh sau 2 năm "gác mái chèo" - Ảnh 12.

Những hôm trời mát thì đỡ vất vả, gặp hôm oi bức nhiệt độ gần 40 độ, mồ hôi ướt đầm đìa, nhưng vì cuộc sống, những người phụ nữ làm nghề chèo đò phải gồng mình mưu sinh, mỗi chuyến như vậy họ nhận được 200 nghìn đồng. Về đến bến, ăn vội bát cơm nguội mang đi với quả trứng và rau luộc hoặc chiếc bánh mì rồi ngồi chờ đón khách tiếp.

Hàng nghìn lái đò ở khu di sản thế giới Tràng An hồi sinh sau 2 năm "gác mái chèo" - Ảnh 13.

Bà Nguyễn Thị Tuyến (62 tuổi) người có nhiều năm kinh nghiệm chèo đò đưa đón khách chia sẻ, không phải chúng tôi gặp khách là đi luôn mà phải lần lượt chờ hàng nghìn chiếc đò khác rồi mới đến lượt mình. Vào mùa lễ hội, họ có thể nhận được khoảng 2 chuyến đò 1 ngày, nhưng vào những ngày bình thường, có khi 1 tuần chỉ được 1 chuyến. Với công việc của người lái đò Tràng An, khách đông thì chuyến mới nhanh, dù mệt nhưng vui vì có thêm thu nhập để trang trải cuộc sống, buồn nhất là những ngày “nằm dài” đợi khách.

Hàng nghìn lái đò ở khu di sản thế giới Tràng An hồi sinh sau 2 năm "gác mái chèo" - Ảnh 14.

Hai năm vừa qua do dịch Covid-19, du lịch Tràng An “đóng băng” khiến các bà, các chị thở dài ngao ngán.

Hàng nghìn lái đò ở khu di sản thế giới Tràng An hồi sinh sau 2 năm "gác mái chèo" - Ảnh 15.

Thất nghiệp trong thời gian dài đã khiến cuộc sống, sinh hoạt của những lái đò ở đây lâm vào cảnh khó khăn, phải xoay đủ nghề mưu sinh. Để có thu nhập, những người lái đò như bà Tuyến, bà Thơm, chị Hà, chị Vân, chị Huyền và rất nhiều chị em khác đã phải đi gặt lúa, làm cỏ thuê, đào đất, phụ hồ,… Ai gọi là các bà, các chị lại lên đường đi làm, không quản ngại bất cứ công việc gì. Bởi với các chị, lao động mỗi ngày để có được số tiền công ít ỏi duy trì cuộc sống gia đình trong thời kỳ dịch bệnh.

Hàng nghìn lái đò ở khu di sản thế giới Tràng An hồi sinh sau 2 năm "gác mái chèo" - Ảnh 16.

Rất may thời gian qua dịch bệnh Covid-19 đã được kiểm soát, tháng 2/2022 du lịch Tràng An đã mở cửa, những người lái đò đã quay trở lại làm việc. Mái chèo lại tiếp tục vung lên, đưa con đò nhỏ lao nhanh về phía trước….

Tuấn Anh
Ý kiến của bạn