Khoảng 9.500 trong số những trẻ này phải nhập viện.
Các nhà nghiên cứu thấy rằng, một nửa số ca nhập viện này được gây ra bởi 12 loại thuốc kê đơn, nhưng các thuốc opioid và benzodiazepine (thường được sử dụng để làm giảm lo âu) là nguyên nhân chủ yếu. Buprenorphine, một thuốc opioid được sử dụng để chữa chứng nghiện opioid, gây ra nhiều ca dùng nhầm thuốc nhất, chiếm tới 7,7% các ca nhập viện. Clonidine (được sử dụng để chữa rối loạn lo âu và một số chứng nghiện khác) gây ra 7,4% số ca nhập viện. Hai loại thuốc này cùng với 10 loại khác, bao gồm oxycodone (một loại thuốc giảm đau opioid), bupropion (chữa trầm cảm và giúp cai nghiện thuốc lá) và clonazepam (chữa rối loạn lo âu)... gây ra 45% số ca nhập viện.
Nghiên cứu này được dựa trên dữ liệu từ chương trình giám sát của 63 bệnh viện, theo dõi tần suất bệnh nhân tới phòng cấp cứu và nhập viện, cũng như việc uống nhầm thuốc kê đơn ở trẻ em dưới 6 tuổi từ năm 2007 tới 2011. Khoảng 3/4 số trẻ nhập viện trong khoảng 1-2 tuổi.
Kết quả nghiên cứu này cho thấy dù đã có rất nhiều nỗ lực trong việc thiết kế bao bì “chống trẻ em”, uống nhầm thuốc vẫn đang là một vấn nạn lớn. Các nghiên cứu trong vài năm trở lại đây cũng cho thấy số lượng trẻ nhập viện do uống nhầm thuốc đang ngày càng gia tăng và thuốc kê đơn là nguyên nhân của hơn một nửa số ca bệnh. Các tai nạn này xảy ra khi người lớn không xoáy chặt nắp lọ thuốc hoặc để thuốc trong tầm với của trẻ. Việc nâng cao độ an toàn của bao bì thuốc có thể làm giảm thiểu rủi ro cho trẻ em; tuy nhiên, điều này lại gây bất tiện đối với người lớn. Bởi vậy, chúng ta có thể ưu tiên thiết kế bao bì an toàn cho những thuốc hay bị trẻ uống nhầm nhất.