Hạn chế viêm môi do dị ứng

29-09-2013 07:26 | Tin nóng y tế
google news

Do hằng ngày ngồi làm việc ở phòng điều hòa nên cháu rất hay sử dụng son dưỡng môi. Tuy nhiên khi mới dùng được 3 ngày cháu thấy môi khô hơn, ngứa và có cảm giác rát. Có phải cháu bị viêm môi do dùng mỹ phẩm?

Do hằng ngày ngồi làm việc ở phòng điều hòa nên cháu rất hay sử dụng son dưỡng môi. Tuy nhiên khi mới dùng được 3 ngày cháu thấy môi khô hơn, ngứa và có cảm giác rát. Có phải cháu bị viêm môi do dùng mỹ phẩm?

Hoàng Thị Lý (Ninh Bình)

Hạn chế viêm môi do dị ứng 1
Viêm môi khi bị dị ứng hay kích thích là khi môi tiếp xúc với chất tạo dị ứng cho môi, chẳng hạn như chất cinnamic aldehyde trong kem đánh răng, nước súc miệng (giúp kem đánh răng, nước súc miệng có mùi vị hấp dẫn), hoặc các chất muối kim loại như nickel... làm cho môi có những chỗ khô, dày, lấm tấm trắng, đóng vẩy, hoặc nổi những mụn nước nhỏ. Ở bệnh nhân viêm môi dị ứng, vùng da quanh môi vẫn bình thường. Với những người có thói quen cắn hoặc liếm môi cũng rất dễ bị viêm môi. Trong trường hợp này, để chấm dứt bệnh, không có cách gì khác là tìm và loại bỏ các tác nhân gây dị ứng. Cùng với đó là dùng thêm kem dưỡng môi có steroid nhẹ như hydrocortisone cream để thoa trên môi.
 
Ở những người có thói quen liếm môi chỉ cần ngừng liếm môi, cùng với thoa kem steroid nhẹ, vài ngày sau môi sẽ trở về trạng thái bình thường. Nếu có cảm giác khô môi, bạn không nên liếm mà hãy dùng kem dưỡng môi để thoa. Bên cạnh dùng kem dưỡng ẩm cho môi, bạn cần uống nước nhiều để tăng độ ẩm cho da.; tăng cường các vitamin nhóm B và chất sắt; ăn nhiều hoa quả, rau xanh và tránh ăn kiêng. Khi da môi bị tróc, không được dùng tay bóc vì sẽ làm môi bị rách và chảy máu. Lựa chọn son môi phù hợp, tránh những sản phẩm có màu hay mùi nhân tạo vì dễ gây dị ứng.

BS. Dung Vũ

Ý kiến của bạn