Hạn chế hơi trong đường tiêu hóa

27-06-2013 12:15 | Y học 360
google news

Hơi là khí trong đường tiêu hóa, nó thoát ra khỏi cơ thể khi chúng ta ợ hơi qua đường miệng hoặc trung tiện qua hậu môn. Vì vậy, hơi không những là vấn đề của sức khỏe mà còn ảnh hưởng nhiều đến quan hệ giao tiếp.

Hơi là khí trong đường tiêu hóa, nó thoát ra khỏi cơ thể khi chúng ta ợ hơi qua đường miệng hoặc trung tiện qua hậu môn. Vì vậy, hơi không những là vấn đề của sức khỏe mà còn ảnh hưởng nhiều đến quan hệ giao tiếp. Nó có thể bất ngờ làm chúng ta ợ hơi thành tiếng, hoặc đột ngột khiến ta phải trung tiện, nhưng nếu hai điều này xảy ra khi bạn đang đối thoại với người khác thì thật là bất tiện. Vậy làm thế nào để hạn chế hơi trong đường tiêu hóa và giúp chúng ta tự tin khi giao tiếp?

Hạn chế hơi trong đường tiêu hóa 1Các loại đậu là thực phẩm sinh nhiều hơi.

Có hơi trong đường tiêu hóa là do chúng ta nuốt không khí qua đường miệng hoặc do sự phân hủy thức ăn trong ruột già bởi vi khuẩn. Khi ăn uống, chúng ta đều có thể nuốt một lượng nhỏ không khí vào ruột. Lượng không khí nuốt phải tăng lên khi ăn uống quá nhanh, hút thuốc, nhai kẹo cao su, uống thức uống có ga... Khi ợ hơi, một lượng khí được thải ra ngoài, phần còn lại đi xuống ruột non và được hấp thụ một phần, một lượng nhỏ đi xuống ruột già và được thải ra ngoài qua hậu môn. Ở người bình thường có ít vi khuẩn trong ruột non, nếu có sự gia tăng quá mức số lượng vi khuẩn hoặc thay đổi chủng loại vi khuẩn trong ruột non sẽ dẫn đến sự sản xuất khí dư thừa và có thể gây ra tiêu chảy, sụt cân. Sự tăng quá mức số lượng vi khuẩn ở ruột non thường do bệnh lí hoặc rối loạn chức năng đường tiêu hóa như bệnh Crohn, bệnh tiểu đường...

Biểu hiện của hơi trong đường tiêu hóa

Ợ hơi, đầy hơi, trung tiện, đau bụng và khó chịu, nhưng không phải ai cũng có các triệu chứng này. Ợ hơi: trong hoặc sau khi ăn là bình thường. Có khi ợ hơi do nuốt quá nhiều không khí và chúng chưa kịp đi xuống dạ dày. Nếu một người ợ hơi thường xuyên có thể bị rối loạn tiêu hóa trên, như bệnh trào ngược dạ dày thực quản. Mọi người có thể tin rằng không nuốt không khí và phát hành nó sẽ làm giảm sự khó chịu, họ cố ý hoặc vô ý có thể phát triển một thói quen ợ nóng để làm giảm khó chịu.

Hạn chế hơi trong đường tiêu hóa 2Nhai kẹo cao su dễ nuốt nhiều hơi vào đường tiêu hóa.

Trung tiện: ở một người bình thường, có thể trung tiện từ 10-20 lần/ngày. Quá nhiều khí trong dạ dày hoặc ruột non sẽ dẫn đến đầy hơi và trung tiện.

Đầy hơi: là tình trạng căng đầy, trướng bụng. Rối loạn tiêu hóa carbohydrat có thể gây ra đầy hơi. Đầy hơi có thể do đường tiêu hóa chứa quá nhiều khí; hoặc do các bệnh làm ảnh hưởng đến lượng khí đi qua ống tiêu hóa như tắc ruột, bệnh nhân đã trải qua phẫu thuật, có thoát vi nội hay các mô sẹo gây dính cũng có thể dẫn đến đầy hơi; hội chứng ruột kích thích có thể ảnh hưởng đến lượng khí đi qua ruột. Đầy hơi là một hội chứng đặc trưng bởi rối loạn chức năng đường tiêu hóa với triệu chứng điển hình là khó tiêu, đầy bụng với táo bón hoặc tiêu chảy hoặc xen kẽ cả hai. Tình trạng đầy hơi trong IBS là do tăng nhạy cảm với lượng khí bình thường. Nếu ăn nhiều thức ăn béo có thể chậm làm rỗng dạ dày và là nguyên nhân gây đầy hơi, khó chịu nhưng không nhất thiết có quá nhiều khí.

Các loại thức ăn thường gây ra hơi

Nhìn chung, các loại thực phẩm có chứa carbohydrate đều có thể gây ra hơi. Còn chất béo và protein ít gây ra hơi. Tuy nhiên, có loại thức ăn sinh ra hơi ở người này nhưng không sinh ra hơi ở người kia, do ảnh hưởng của sự tiêu hóa carbohydrate và vi khuẩn trong đường tiêu hóa của mỗi người. Những thực phẩm có thể gây ra khí là: đậu, các loại rau như bông cải xanh, cải bắp, hành tây, nấm, atisô, măng tây...; các loại trái cây như lê, táo, đào, mít...; ngũ cốc; nước ngọt, nước trái cây, nhất là nước táo và nước ép quả lê, các đồ uống có chứa si-rô ngô lượng fructose cao...; sữa và các sản phẩm từ sữa như pho mát, kem và sữa chua; bánh kẹo và kẹo gums...

Phương pháp điều trị hơi đường tiêu hóa

Khi có nhiều hơi trong đường tiêu hóa, có thể điều trị bằng các phương pháp: giảm nuốt không khí, thay đổi chế độ ăn uống, điều trị nội khoa. Giảm hoặc không nuốt không khí có thể giúp giảm hơi trong đường tiêu hóa, đặc biệt là đối với những người ợ hơi thường xuyên. Bạn cần ăn chậm hơn; tránh nhai kẹo cao su và kẹo cứng. Thay đổi chế độ ăn uống: ăn ít các loại thực phẩm gây ra hơi. Tuy nhiên, có nhiều loại thực phẩm rất tốt cho sức khỏe nhưng lại có thể gây ra hơi mà bạn không nên hạn chế như: trái cây, rau quả, ngũ cốc và các sản phẩm sữa. Các thức ăn chứa nhiều chất béo thường không gây ra hơi, nhưng nếu bạn hạn chế ăn các loại thực phẩm nhiều chất béo có thể giúp giảm đầy hơi và khó chịu, bởi vì thức ăn ít chất béo sẽ giúp dạ dày tiêu hóa nhanh, trống rỗng nhanh hơn, cho phép hơi di chuyển nhanh hơn vào trong ruột non. Thuốc lactase có thể giúp  những người không dung nạp sữa lactose tiêu hóa và các sản phẩm sữa để giảm khí.

BS. Bùi Thị Thu Hương


Ý kiến của bạn