Chấn thương khớp vai khi vận động mạnh là một dạng chấn thương phổ biến, thường gặp ở những người hay chơi thể thao. Trường hợp chấn thương vai nặng có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm như cứng khớp, teo cơ, đau vai,... gây ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống cũng như sức khỏe toàn cơ thể của người bệnh.
Khớp vai là gì?
Khớp vai là một khớp rất quan trọng trong hệ thống xương khớp của cơ thể nó giúp nâng đỡ cánh tay tạo lực chuyển động cánh tay. Đây cũng là khớp có phạm vi chuyển động lớn nên nguy cơ mất ổn định khá cao.
Khớp vai có ba xương: xương vai, xương cánh tay và xương đòn, có nhiều cơ quan trọng trong đó đáng chú ý nhất là cơ chóp xoay.
- Xương cánh tay: Đây là phần xương lớn của khớp vai, phần đầu tròn như quả bóng nối với phần khớp vai bị lõm vào.
- Xương bả vai: Kích thước lớn, hình tam giác, dẹt, là phần liên kết xương đòn với các bộ phận trước khớp vai.
- Xương đòn: Hai bên vai, mỗi bên có một xương đòn tạo nên một kết cấu đối xứng cho khung vai. Xương đòn kéo dài từ xương ức qua xương cánh tay, đảm bảo sự ổn định cho mọi cử động của cánh tay.
Có 4 khớp nhỏ nằm bên trong khớp vai:
- Khớp ổ chảo và cánh tay: Đảm nhận nhiệm vụ hỗ trợ cho mọi hoạt động di chuyển của tay như: xoay cánh tay, hạ hoặc nâng cánh tay,...
- Khớp giữa xương ức với xương đòn: Đây là phần liên kết xương vai với toàn bộ hệ xương của cơ thể. Phần khớp này có vai trò đảm bảo cho các chuyển động ở tay như: đưa tay sang ngang, giơ tay lên cao,...
- Khớp giữa lồng ngực với bả vai: Hỗ trợ cho các hoạt động của khớp ổ chảo cánh tay.
Các loại đau khớp vai khi chơi thể thao
Dựa theo mức độ tổn thương và cấu trúc, các chuyên gia phân thành 4 loại đau khớp vai như sau:
- Trật khớp, giãn dây chằng: Xảy ra do bị té ngã hoặc vận động quá mạnh làm cho các khớp ở cánh tay rất dễ bị giãn ra và các dây chằng bao quanh khớp bị tổn thương, không còn đủ vững chắc nữa. Trật khớp vai có khả năng tái phát lại rất cao nếu không được điều trị kịp thời vì khớp vai lúc này rất yếu.
- Chấn thương phần mềm, bầm tím vì tụ máu: Bị tổn thương cơ và các mô dưới da do xảy ra quá trình va chạm mạnh.
- Gãy, nứt xương: Xảy ra khi bị ngã đập, hoặc chống tay mạnh khi ngã và dẫn đến tình trạng gãy xương cánh tay, gãy xương đòn…
- Viêm, rách gân cơ xoay: Gây ra tình trạng đau vai cấp và mạn tính, đồng thời cũng gây khó chịu cho người bệnh.
Hạn chế đau khớp vai khi chơi thể thao
- Luôn khởi động trước khi chơi. Việc không khởi động cẩn thận là nguyên nhân dẫn đến các chấn thương vai khi chơi thể thao. Bỏ qua các bài tập khởi động còn khiến cho các khớp vai đau nhức, giảm hiệu suất khi chơi thể thao.
- Luyện tập với cường độ phù hợp. Nếu bạn không thực hiện bất kỳ hoạt động thể chất nào trong một thời gian dài, hãy bắt đầu từ từ, sau đó tăng dần cường độ và thời gian tập luyện. Tránh tập luyện với cường độ cao, đột ngột, dễ dẫn đến chấn thương.
- Tập đúng kỹ thuật đối với các bài tập nặng. Nếu cần, bạn hãy nhờ đến sự trợ giúp của huấn luyện viên.
- Không gắng sức. Việc tập luyện quá sức có thể gây ra những chấn thương nghiêm trọng không chỉ ở vùng vai.
- Ngừng chơi, hoặc hạn chế vận động các bài tập liên quan đến vai, cánh tay cho đến khi vết thương được ổn định trở lại.
- Không sử dụng dầu nóng hoặc thuốc rượu gia truyền để xoa bóp vào vai đau vì trong những sản phẩm đó có tính nóng sẽ làm tăng sưng, phù nề và làm tụ máu bầm nơi phần gân bị tổn thương.
- Tiếp tục chơi thể thao vì điều này có thể làm vùng chấn thương càng tổn thương nghiêm trọng do rách gân nặng hơn, máu bầm sẽ tích tụ nhiều hơn.
- Tự ý nắn xương khớp, bởi nếu không thực hiện đúng cách sẽ làm cho tình trạng trật khớp hay rách gân trở nên nặng thêm.
Đau khớp vai khi chơi thể thao rất phổ biến. Tuy nhiên tùy thuộc vào mức độ và tình trạng bệnh mà người bệnh có thể điều trị ngay tại nhà hoặc đến gặp bác sĩ để điều trị. Dù có thế nào đi chăng nữa nếu cảm thấy tình trạng vai đau diễn ra dai dẳng thì người bệnh nên có những biện pháp phòng tránh kịp thời để không gây ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe.
Xem thêm video được quan tâm:
Chất lượng giấc ngủ giúp tăng cường khả năng miễn dịch | SKĐS