Hà Nội

Hải Phòng: Hội thề không tham nhũng khởi động lại sau nhiều năm gián đoạn vì COVID - 19

04-02-2023 16:58 | Văn hóa – Giải trí

SKĐS - Hàng năm, vào ngày 14 tháng Giêng, người dân địa phương và du khách lại tìm về thôn Hòa Liễu, xã Thuận Thiên, huyện Kiến Thụy, Hải Phòng để chứng kiến lời thề không tham nhũng.

Hội Minh thề hàng năm là một lễ hội truyền thống, di sản văn hóa cấp quốc gia và được tổ chức hàng năm vào ngày 14 tháng Giêng tại Miếu thờ Thành hoàng bản thổ (thôn Hoà Liễu, xã Thuận Thiên, huyện Kiến Thuỵ, Hải Phòng). 

Hải Phòng: Vẫn mong lời thề của những chức sắc lớn hơn - Ảnh 1.

Quan khách và người dân về dự Hội Minh thề sáng nay

Không chỉ là lễ hội dân gian, Hội Minh thề còn là sự kết hợp giữa tín ngưỡng với giáo dục đạo lý nhân cách con người. Thậm chí, vượt lên cả lễ hội, Hội Minh thề còn là nơi gửi gắm niềm tin, trông mong vào tinh thần "không tham nhũng" của người dân vào hệ thống chức sắc trong làng, xã,  huyện, tỉnh... .

Hải Phòng: Vẫn mong lời thề của những chức sắc lớn hơn - Ảnh 2.

Nghi thức tế lễ truyền thống trong ngày hội Minh thề

Hải Phòng: Vẫn mong lời thề của những chức sắc lớn hơn - Ảnh 3.

Chủ tế đón bài Hịch trao cho nhân sĩ đọc

Hải Phòng: Vẫn mong lời thề của những chức sắc lớn hơn - Ảnh 4.

Hải Phòng: Vẫn mong lời thề của những chức sắc lớn hơn - Ảnh 5.

Chủ tế lên thắp hương xin được thực hiện nghi thức Minh thề

Cũng như mọi năm, sáng nay (14 tháng Giêng năm Quý Mão) tức 4/2/2023, Hội Minh thề lại được tổ chức, thu hút hàng nghìn người dân và du khách về dự.

Sau nhiều năm gián đoạn vì dịch bệnh COVID-19, lễ hội Minh thề được khởi động trở lại với không khí nô nức hơn. 

Theo truyền thống, những người tham gia hội thề gồm các quan cấp làng như lý trưởng, các tùy tùng giúp việc (nay là các chức sắc trong thôn: trưởng thôn, phó thôn, bí thư...); người trên 18 tuổi ở trong làng; các bô lão, chủ lễ, hội tư văn... Chủ lễ là bậc cao niên, có uy tín trong làng. Tại hội thề có các quan hàng Tổng, hàng Phủ dự để chứng kiến lời thề (nay là lãnh đạo, cán bộ cấp xã, huyện).

Trước buổi lễ, ông Phạm Văn Tài (chủ tịch UBND xã Thuận Thiên) cho hay: "Những giá trị nhân văn của lễ hội Minh thề có truyền thống lịch sử hơn 500 năm qua và đến nay vẫn luôn vẹn nguyên giá trị bởi tính thiết thực, gần gũi với cuộc sống hiện đại. Nếu bản thân vì việc công mong thần linh ủng hộ, nhược bằng lợi dụng việc công làm của tư thì thần linh đả tử. Chính những giá trị nhân văn sâu sắc trong hịch văn Minh thề mà ngay cả trong thời kỳ Pháp thuộc, chính quyền đô hộ đã cho dịch nội dung ra tiếng Pháp để lưu truyền rộng rãi".

Hải Phòng: Vẫn mong lời thề của những chức sắc lớn hơn - Ảnh 6.

Một vị nhân sĩ trong Làng thực hiện đọc lời Hịch thề

Hải Phòng: Vẫn mong lời thề của những chức sắc lớn hơn - Ảnh 7.

Linh kê, rượu thề đã được đặt trên đài lễ chờ cắt tiết

Hải Phòng: Vẫn mong lời thề của những chức sắc lớn hơn - Ảnh 8.

Hải Phòng: Vẫn mong lời thề của những chức sắc lớn hơn - Ảnh 9.

Sau khi rượu hòa với tiết linh kê, từng vị cao nhân trong đàn tế sẽ thực hiện uống rượu thề

Hải Phòng: Vẫn mong lời thề của những chức sắc lớn hơn - Ảnh 10.

Vị trưởng bối của đàn tế uống rượu thề

Hải Phòng: Vẫn mong lời thề của những chức sắc lớn hơn - Ảnh 11.

Và các cao nhân uống rượu thề và chứng kiến lời thề của những vị có chức sắc trong làng

Theo ông Tài, những lời hịch văn Minh thề ngắn gọn, súc tích nhưng đã nêu bật được giá trị đạo đức, sự chính trực, liêm khiết và mang thông điệp hết sức hợp lòng dân nên được người dân thôn Hòa Liễu gìn giữ, phát triển cho đến ngày nay. Lễ hội Minh thề mang ý nghĩa giáo dục cộng đồng, đề cao sự trung thực, sống nhân văn và chấp hành kỷ cương phép nước. 

Theo ghi nhận của phóng viên, lễ hội năm nay về cơ bản vẫn như các năm trước khi người có "chức sắc" cao nhất tham gia hội thề vẫn chỉ là trưởng thôn, phó trưởng thôn cùng các vị cao niên trong làng.

Theo nghi thức truyền thống, các vị bô lão, chức sắc của thôn, làng sẽ cùng làm lễ rước Linh kê )gà trống có chân vàng, lông vàng), con dao từ trong Miếu thờ Thành hoàng bản thổ, bước ra đài thề. Tiếp đến, chủ tế Trương Công Lậm (trưởng thôn Hoà Liễu) dùng con dao bầu được chuyển từ trên đài thề xuống dùng động tác "chỉ trời vạch đất" rồi vẽ một vòng tròn lớn giữa sân miếu và cắm con dao ở vị trí giữa vòng tròn. Sau đó, đại diện tư văn đọc lớn hịch văn Minh thề để các bô lão, chức sắc tham gia nghi lễ cùng giơ cao tay hô "xin thề".

Cuối cùng, chủ lễ nhặt con dao bầu cắt tiết linh kê hòa vào bình rượu rồi cùng mọi người tham dự uống cạn bát rượu để thể hiện sự đoàn kết, thống nhất cao.

Theo quan niệm của người dân địa phương, máu linh kê rất linh thiêng vì từ xưa gà là linh vật có thể liên thông giữa trời và đất, ánh sáng và màn đêm bằng tiếng gáy. Do đó, sau mỗi Hội thề, người dân vẫn thường để ý xem những vị tham gia chiếu thề đã giữ và thực hiện lời thề như thế nào. Tuy nhiên, hiện  người thề chủ yếu là các vị bô lão, già cả nên người dân vẫn mong mỏi những hội thề sau sẽ đón nhận được những vị chức sắc cao hơn đến thề cho lễ hội càng thêm ý nghĩa. 

Nội dung lời Hịch thề tựa như sau:

Nếu lấy của công làm việc công thì được các thần linh ủng hộ. Nhược bằng, có lòng tham, lấy của công làm của tư, nguyện cầu các chư vị thần linh đả tử! Y như lời thề…”, “Người nào tà tâm trộm cắp của nhau, nguyện cầu thần linh đả tử. Y như lời thề…”

“Ai dùng của công xây dựng việc công xin thần linh ủng hộ, ngược lại người lấy của công về làm của tư, xin thần linh đả tử.... làm tôi bất trung, làm con bất hiếu, xin thần linh tru diệt”

“Mọi người trong làng từ hương chức đến nhân dân, trên là bô lão, dưới từ 18 tuổi trở lên, ai dùng của công dùng vào việc công xin thần linh ủng hộ, ai lấy của công dùng vào việc tư, cầu thần linh đả tử… làm tôi bất trung, làm con bất hiếu, xin thần linh tru diệt”.

Mời quý vị xem thêm video dưới đây:

Cán Bộ Hải Quan Giải Trình Vụ Yêu Cầu Khách Xuống Máy Bay, Xóa Bài Đăng Facebook | SKĐS 

Hải Yến - Minh Lý
Ý kiến của bạn