Hà Nội

Hải Phòng: Đa dạng hóa truyền thông nhằm giảm thiểu mất cân bằng giới tính khi sinh

26-11-2021 06:49 | Xã hội
google news

SKĐS - Trung tâm Dân số - KHHGĐ huyện Thủy Nguyên (Hải Phòng) đã triển khai nhiều mô hình nâng cao chất lượng dân số đồng bộ. Từ đẩy mạnh tuyên truyền vận động bằng nhiều hình thức đa dạng, phong phú đến nâng cao chất lượng dân số, sức khỏe sinh sản.

Nhiều hoạt động hiệu quả

Trong đó có 02 mô hình câu lạc bộ (CLB) hoạt động có hiệu quả nhất tại huyện là CLB "Tư vấn và khám sức khỏe tiền hôn nhân" và CLB "Tư vấn chăm sóc sức khỏe người cao tuổi dựa vào cộng đồng".

Với CLB "Tư vấn và khám sức khỏe tiền hôn nhân" xác định đối tượng chính cần tiếp cận và tác động là lứa tuổi thanh, thiếu niên nên hàng năm Trung tâm Dân số-KHHGĐ huyện chủ động xây dựng kế hoạch, phối hợp với các trường THCS, THPT và Huyện Đoàn Thủy Nguyên để tổ chức tập huấn, tư vấn kiến thức về chăm sóc sức khỏe sinh sản, tiền hôn nhân, Luật Hôn nhân và gia đình, tình yêu, tình bạn, những hệ lụy của tảo hôn và kết hôn cận huyết thống… cho học sinh và cho đối tượng là trẻ em gái.

Trong tháng 9 và tháng 10 năm 2021, Trung tâm Dân số-KHHGĐ đã phối hợp với các trường THPT Lý Thường Kiệt, THPT 25/10, THCS Hợp Thành, THCS Lê Ích Mộc tư vấn chăm sóc sức khỏe sinh sản cho 1800 học sinh toàn trường và 500 học sinh nữ; phối hợp với Huyện đoàn, Ban Chỉ đạo công tác dân số-KHHGĐ xã Thuỷ Đường tổ chức hội nghị tư vấn sức khỏe sinh sản và phòng, chống dịch bệnh COVID-19 cho 150 thanh niên khu vực nhà trọ tại xã Thủy Đường. Tiếp tục duy trì 24 CLB học sinh khối 8 và khối 9 tại 03 đơn vị Mỹ Đồng, Liên Khê, Phục Lễ hoạt động có hiệu quả từ lồng ghép nội dung dân số vào trong các tiết học sinh học, từ các buổi sinh hoạt ngoại khóa với nhiều hình thức tiểu phẩm, thơ ca...

Hải Phòng: Đa dạng hóa truyền thông nhằm giảm thiểu mất cân bằng giới tính khi sinh - Ảnh 2.

Tư vấn sức khỏe sinh sản cho phụ nữ.

CLB "Tư vấn chăm sóc người cao tuổi dựa vào cộng đồng" toàn huyện có 292 CLB như: CLB dưỡng sinh, CLB bóng chuyền hơi, CLB thơ, CLB cầu lông, CLB yoga... với 6725 thành viên. Thông qua các hoạt động CLB này lồng ghép truyền thông các nội dung chính sách dân số với mong muốn qua người cao là người có uy tín trong gia đình, dòng họ để vận động con cháu thực hiện các chính sách dân số hiện nay. 

Vận động các hội viên người cao tuổi tham gia sáng tác thơ với nội dung truyền thông dân số, đến nay Trung tâm Dân số-KHHGĐ đã phát hành 04 tập thơ trong đó số lượng bài do hội viên người cao tuổi chiếm phần lớn và các bài thơ này được sử dụng truyền thông các hội viên người cao tuổi, hội viên các ban, ngành, đoàn thể từ huyện đến cơ sở trong các buổi giao lưu, kỷ niệm.

 Hàng năm mỗi đơn vị ít nhất tổ chức 01 hội nghị tư vấn, chăm sóc sức khỏe cho người cao tuổi giúp cho người cao tuổi có các kiến thức để tự chăm sóc, phòng tránh các bệnh do tuổi già mang đến. Nhân dịp kỷ niệm ngày Quốc tế người cao tuổi, 37/37 đơn vị phối hợp với Trạm Y tế tổ chức khám sức khỏe, cấp một số thuốc thông thường cho người cao tuổi.

 Các hoạt động này đã góp phần vào chăm sóc tốt hơn sức khỏe cho người cao tuổi và còn phát huy vai trò của người cao tuổi trong cộng đồng xã hội trong việc giải quyết vấn đề mất cân bằng giới tính khi sinh, già hóa dân số...

Do đó việc thực hiện hiệu quả mô hình tư vấn chăm sóc người cao tuổi dựa vào cộng đồng và tư vấn khám sức khỏe tiền hôn nhân là một giải pháp hiệu quả góp phần vào công tác dân số và phát triển.

Đa dạng hóa hình thức truyền thông

Hải Phòng: Đa dạng hóa truyền thông nhằm giảm thiểu mất cân bằng giới tính khi sinh - Ảnh 3.

Đa dạng hình thức truyền thông mang lại hiệu quả tuyên truyền cao.

Nhằm đa đạng hóa hình thức truyền thông phù hợp với nhịp sống hiện đại Trung tâm Dân số-KHHGĐ đã triển khai truyền thông trên mạng xã hội, tập trung và đẩy mạnh truyền thông trên trang Fanpage, 10 tháng năm 2021 Trung tâm đã biên tập và phát 18 tin, video với chủ đề: Tư vấn và chăm sóc người cao tuổi dựa vào cộng đồng, chăm sóc sức khỏe sinh sản cho thanh niên/vị thành niên. Mỗi video có lượng tương tác ổn định từ 2000 đến 6000 người xem. Qua thời gian triển khai nhận thấy số lượng thanh niên, vị thành niên và số lượng người cao tuổi sử dụng công nghệ thông tin rất lớn.

Xác định đây là kênh thông tin hữu ích, giúp giới trẻ thay đổi nhận thức, chủ động tham gia khám sức khỏe trước khi kết hôn, biết sử dụng các biện pháp tránh thai, nhận thức rõ hậu quả của mất cân bằng giới tính khi sinh tác động ảnh hưởng đến chất lượng dân số trong tương lai và tầm quan trọng của hòa nhập số với người cao tuổi, tạo điều kiện cho người cao tuổi được tiếp cận và sử dụng công nghệ thông tin trong đời sống từ đó có kiến thức, kỹ năng chăm sóc bản thân. 

Trung tâm đã phối hợp với Hội Người cao tuổi xã Thủy Sơn, Thủy Đường, Liên Khê biên tập và phát 10 video do hội viên người người cao tuổi truyền thông, thông qua các bài thơ tuyên truyền vận động nhân dân cùng thực hiện các nội dung công tác dân số với 31.206 lượt người xem.

 Phối hợp với BGH trường THCS Liên Khê biên tập và phát 01 video của 1 em học sinh nữ khối 8, thông qua sự chia sẻ, tâm tư, nguyện vọng, những sự thay đổi tâm lý sinh lý để truyền tải thông điệp đến các bạn trong cùng độ tuổi.

Giảm thiểu mất cân bằng giới tính khi sinh ở An GiangGiảm thiểu mất cân bằng giới tính khi sinh ở An Giang

SKĐS - Hệ lụy của sự chênh lệch giới tính khi sinh sẽ có những tác động không tốt đến quá trình phát triển kinh tế - xã hội; gây ra tình trạng "nam thừa, nữ thiếu". Vì vậy, rất cần thực hiện nhiều giải pháp để đưa tỷ số giới tính khi sinh về mức cân bằng, tự nhiên.

Xem thêm video đang được quan tâm:

Vaccine COVID-19 sẽ tiêm mỗi năm một lần như cúm?


Việt Hương
Ý kiến của bạn