Hà Nội

Hải Phòng: Bệnh nhi hơn 2 tuổi nhiễm SARS - CoV-2 sốt cao không hạ nhập viện đã nguy kịch

12-03-2022 13:03 | Y tế
google news

SKĐS - Sốt cao liên tục khi mắc COVID-19, bệnh nhi 43 tháng tuổi ở Đồng Hòa, quận Kiến An, Hải Phòng nhập viện trong tình trạng co giật, tinh thần lơ mơ, tiên lượng tử vong cao

Bệnh viện Trẻ em Hải Phòng thông tin, đơn vị vừa tiếp nhận 1 ca bệnh hiếm gặp, mắc COVID-19 thể nặng, nguy cơ tử vong cao.

 Hải Phòng: Bệnh viện Trẻ em Hải Phòng cấp cứu bệnh nhi mắc COVID-19 thể nặng - Ảnh 1.

Sau 2 ngày lọc máu liên tục, bệnh nhi đã cai được máy thở, hét sốt nhưng vẫn còn tiên lượng nặng

Theo thông tin cho biết, vào 15 giờ 45 ngày 9/3/2022, bệnh nhi P.M.K, 43 tháng tuổi ở Đồng Hòa, quận Kiến An, Hải Phòng mắc COVID-19 được đưa vào BV Trẻ em Hải Phòng trong trạng thái sốt cao, tinh thần lơ mơ, tăng trương lực cơ.

Ngay sau khi nhập viện, bệnh nhi được chuyển vào khu phòng đặc biệt dành riêng cho người mắc COVID-19 tại khoa Truyền nhiễm.

Tại đây, bệnh nhi P.M.K được các bác sỹ chẩn đoán Co giật CRNN/ TD viêm não/ nhiễm SARS CoV-2 mức độ nặng. Theo đó, các bác sỹ đã chỉ định cho bệnh nhi thở oxy 2l/p, truyền NaCl 0/9% và làm các xét nghiệm cấp cứu. Đến 17 giờ 30 cùng ngày, bệnh nhi P.M.K xuất hiện tình trạng hôn mê, trương lực cơ nhiều, da tái nhợt nên được chuyển vào khoa Hồi sức cấp cứu.

Tại Khoa Hồi sức cấp cứu, bé P.M.K đươc chẩn đoán Suy hô hấp độ III/ viêm não tối cấp/ theo dõi cơn bão Cytokine/ nhiễm SARS CoV-2 mức độ nguy kịch.

Bệnh nhân được cấp cứu tích cực thở máy, an thần, giãn cơ, kháng sinh, chống viêm…và được kip trực tiến hành cho lọc máu liên tục.

Theo người nhà bệnh nhi, trước khi nhập viện 1 ngày (8/3), cháu P.M.K có triệu chứng sốt cao liên tục (38 – 39.5 độ), không ho, không nôn, không khó thở, vệ sinh cá nhân bình thường và test tại nhà mắc COVID-19. Người nhà chỉ cho uống thuốc hạ sốt nhưng không có dấu hiệu đỡ mà mỗi lúc một diễn biến nặng hơn (co giật 1 cơn toàn thân khoảng 3 phút, tinh thần lơ mơ...) nên đã đưa ngay vào viện cấp cứu.

Theo BS CKII Trần Thị Ngọc Hòa - PGĐ bệnh viện Trẻ em Hải Phòng, Viêm não/ Nhiễm SARS CoV-2 là 1 thể bệnh nặng hiếm gặp và tỷ lệ tử vong cao. Với bệnh nhi P.M K, bệnh viện đã rất khẩn trương, tích cực cấp cứu và điều trị đến nay sau 2 ngày điều trị, tối 9/3 bệnh nhi đã được cai thở máy, dấu hiệu tri giác cải thiện bệnh nhi tỉnh, tự nuốt được, hết sốt. Tuy nhiên diễn biến bệnh sẽ vẫn còn tiên lượng nặng.

Hải Phòng cứu thành công 3 trẻ bị thủng ruột nghi dùng thuốc sai cáchHải Phòng cứu thành công 3 trẻ bị thủng ruột nghi dùng thuốc sai cách

SKĐS - Nhập viện trong tình trạng bụng chướng, cứng như gỗ và nôn sốt, bệnh nhi được các bác sĩ BV Trẻ em Hải Phòng chẩn đoán thủng tạng rỗng và tiến hành mổ gấp.

Qua ca bệnh này, các bác sĩ Bệnh viện Trẻ em khuyến cáo phụ huynh không được chủ quan khi con mắc COVID-19 dù thể trạng nhẹ hoặc không triệu chứng. Cha mẹ cần theo dõi, chăm sóc trẻ sát sao kịp thời phát hiện những dấu hiệu bất thường ở con mình, tuân thủ chăm sóc trẻ tại nhà theo đúng hướng dẫn về chăm sóc và điều trị khi trẻ COVID-19 mà Bộ Y tế đã ban hành.

Trước đó, ngày 3/3, Bộ Y tế đã ban hành “Hướng dẫn chăm sóc tại nhà đối với trẻ em mắc COVID-19”. Tại hướng dẫn này, Bộ Y tế đưa ra các tiêu chí lâm sàng đối với trẻ là F0 điều trị tại nhà; những thuốc, vật dụng... gia đình cần chuẩn bị như sau:

3 tiêu chí lâm sàng trẻ em mắc COVID-19 chăm sóc tại nhà

Trẻ em ≤ 16 tuổi mắc COVID được khẳng định nhiễm SARS-CoV-2 bằng xét nghiệm realtime RT-PCR hoặc test nhanh kháng nguyên do người chăm sóc tự làm tại nhà hoặc do nhân viên y tế, cơ sở y tế thực hiện.

Không có triệu chứng hoặc có triệu chứng lâm sàng ở mức độ nhẹ (không khó thở, không suy hô hấp, SpO2 ≥ 96% khi thở khí trời, nhịp thở bình thường theo tuổi).

Không có bệnh nền hoặc có bệnh nền nhưng đang được điều trị ổn định

Đồng thời phải có bố, mẹ, người thân... có khả năng chăm sóc, theo dõi tình trạng sức khỏe của trẻ (gọi chung là người chăm sóc), có khả năng liên lạc với nhân viên y tế (qua các phương tiện như điện thoại, máy tính...) để được nhân viên y tế theo dõi, giám sát và xử trí khi có tình trạng 


Minh Lý
Ý kiến của bạn