1. Chế biến nem chua giữa sàn nhà
Vào đầu năm 2014, trên trang Facebook cá nhân của một người có nickname L.X.H xuất hiện một bài viết có tiêu đề bài viết "Đặc sản Nem chua Thanh Hóa, còn ai dám ăn?" với những hình ảnh ghi lại quy trình sản xuất nem chua và hải sản ở một số cơ sở chế biến tại khu nghỉ mát bãi biển Hải Tiến (Thanh Hóa).
"Cửa hàng nem chua H.C tự làm nem (bên trong nhà khá đông người nhộn nhịp cuốn nem). Sau khi đi qua chỗ làm nem, được chỉ dẫn đi xuống dưới nhà đi vệ sinh . Dưới chân là một đống da lợn được ngâm, cắt dưới nền nhà bẩn thỉu cạnh chỗ vệ sinh lộ thiên của anh em...", du khách này mô tả trong bài viết.
Chỉ ít tiếng đồng hồ sau khi xuất hiện trên mạng, hình ảnh và bài viết đã thu hút gần hàng trăm lượt chia sẻ và bình luận. Theo nội dung chia sẻ thì tác giả vô tình bắt gặp cảnh tượng kinh hãi này sau khi anh và cơ quan đang đi nghỉ mát và dừng chân tại cửa hàng nem chua H.C (Thanh Hóa).
Bên cạnh những hình ảnh về quy trình sản xuất nem chua bẩn mà tác giả ghi lại được, anh còn phản ánh thêm một số hải sản tại Biển Hải Tiến không rõ nguồn gốc và nghi có nguồn gốc từ Trung Quốc.
2. Vịt sống, vịt chết nằm lăn lóc giữa đường đi
Vào cuối năm 2010, người tiêu dùng lại được một phen "bàng hoàng" khi tận mắt chứng kiến quy trình chế biến vịt tại một lò giết mổ vịt trái phép.
Tại hiện trường có cả con vịt sống, vịt đã giết mổ, vịt đã pha lóc đóng gói cùng tiết vịt "nằm" lăn lóc dưới nền nhà nhây nhớp, bẩn thỉu. Thậm chí còn có những con vịt đã được giết mổ, vặt sạch lông nằm la liệt trên đường đi mà công nhân làm việc tại đây vẫn thường xuyên qua lại.
Toàn bộ số vịt tại cơ sở này cũng không có giấy chứng nhận kiểm dịch. Vì vậy tổ kiểm tra đã quyết định xử lý tiêu hủy toàn bộ số vịt nói trên
3. Thất kinh cảnh tượng lóc da heo trên nền nhà dơ bẩn
Những câu chuyện về chế biến dầu ăn bẩn đã được nhắc tới nhiều, nhưng khi được tận mắt chứng kiến cảnh tượng ở một cơ sở sản xuất dầu ăn bẩn tại ấp 4, xã Vĩnh Lộc B, tỉnh Bình Chánh thì người ta mới thực sự thấy hãi hùng.
Tại đây một lượng lớn mỡ, da heo cùng mỡ nước thành phẩm, tóp mỡ được ép thành bánh chất đống tại góc nhà…không đảm bảo vệ sinh thú y, vệ sinh an toàn thực phẩm .
Công nhân ở đây cởi trần, đi chân đất và không có đồ bảo hộ lao động. Các khâu sản xuất phân loại mỡ, lóc da heo đều được thực hiện trên nền nhà dơ bẩn lẫn nhiều tạp chất. Cơ sở cũng không có giấy phép đăng ký kinh doanh.
Xem clip: Khách tố có gián trong đồ ăn, nhân viên nuốt chửng cả con
Theo các công nhân làm việc tại đây, nguyên liệu mỡ, da heo thối được thu gom từ các sạp bán thịt heo ở chợ Tân Xuân và các chợ đầu mối với giá từ 5.000 đến 10.000 đồng/1kg, sau đó được bỏ vào hai nồi lớn nấu trong vòng 4 tiếng và ép trong vòng 1 tiếng để cho ra dầu thành phẩm.
4. Lòng, mỡ, da động vật la liệt trên miệng cống
Mùi hôi thối nồng nặc của các loại phế phẩm động vật như mỡ, lòng, da... là những gì nhìn thấy ngay khi cảnh sát đến kiểm tra một cơ sở chế biến tóp mỡ tại khu vực xã Xuân Thới Thượng, huyện Hóc Môn.
Thông thường các phế phẩm của lợn, bò như lòng, mỡ, da... ở đây đều được thu mua tại tỉnh miền Tây và miền Đông Nam bộ để chế biến thành mỡ bột và bánh tóp mỡ.
Phế phẩm của động vật sau khi chuyển về đến cơ sở này sẽ được đổ trực tiếp lên sàn nhà, thậm chí đổ ra cả khu vực miệng cống thoát nước.
Các phế phẩm này bị lẫn nhiều tạp chất khác nhau những vẫn được xay nhỏ rồi đem vào lò nấu. Sau khi đun, tóp mỡ sẽ được vớt ra ngoài và tiếp tục được cho vào máy ép thủy lực để ép thành những bánh tóp mỡ.
Phần mỡ nước sẽ được đưa vào chưng cất để cô đặc lại thành một loại mỡ bột. Sau đó tất cả được đóng bao sạch đẹp để chờ tiêu thụ.
5. Tẩy trắng bì lợn thối thành đặc sản
Những đống bì bốc mùi hôi thối, được tẩy trắng bằng nước ôxy già và hóa chất trong các thùng chậu cáu bẩn... là quang cảnh tại hai cơ sở sản xuất bì lợn ở TP HCM.
Xem clip: Rùng mình cảnh làm hàng trăm tấn dầu ăn bẩn từ chất thải nhà bếp, dầu nhờn
Bì lợn nguyên liệu được chất thành đống dưới nền đất hoặc trong các thùng chứa cáu bẩn. Nhiều mảng bì lợn chứa trong thùng xốp chờ chế biến đang phân hủy bốc mùi hôi nồng nặc, các thùng nhựa hoặc bồn ngâm da có màu vàng ố, sủi bọt bẩn.
Kiểm tra khu vực sản xuất, cơ quan chức năng phát hiện các loại hóa chất và nhiều thùng chứa ôxy già. Chủ hai cơ sở thừa nhận đã dùng ôxy già để tẩy trắng những mảng da hỏng có màu quá đen, sau đó ngâm tiếp vào phèn chua để miếng da vừa có màu trắng vừa có độ giòn như ý.
Ngoài ôxy già, họ còn dùng hóa chất tẩy trắng công nghiệp và coi đâu như là công thức gia truyền, không một nhà sản xuất bì lợn nào là không dùng đến.
Toàn bộ bì lợn nguyên liệu đều không có nguồn gốc xuất xứ, chỉ được biết là chủ cơ sở đã thu mua từ các chợ đầu mối và các điểm giết mổ. Bì lợn thành phẩm thường được cung cấp cho các chợ và bán lẻ cho quán cơm tấm trên địa bàn TP HCM cùng những tỉnh lân cận.
6. Tôm khô tẩm phẩm màu và cả đất cát
Tôm khô được bán khá chạy khi nó được coi như một loại mặt hàng “sang trọng”, giá khoảng 600.000 đồng/kg nên thường được dùng để làm quà biếu. Tuy nhiên khi được "chiêm ngưỡng" quy trình chế biến nó thì người ta sẽ cần phải xem xét lại.
Ban đầu mua tôm biển đông lạnh từ các vựa về đưa cho lao động nữ tập trung ngồi xoay vòng “chích” lấy hết cát trên lưng, sau đó mang đi rửa sạch, rồi cho vào chảo to đun sôi với phẩm màu tầm 10 phút, vớt mang ra ngoài sân trần phơi khô, nắng tốt thì 2 ngày, còn nắng yếu mất 3 ngày.
Do là loại tôm biển nên con nào con nấy to bằng ngón tay trỏ, tuy nhiên sân phơi không hề được che lót bằng tấm thảm nilon nên trông những con tôm này đều lấm lem đất bẩn. Sau đó chúng sẽ được đập và tách vỏ trở thành tôm khô và bán ra thị trường. Đây cũng là lý do vì sao người ăn tôm khô thấy rất hay có sạn trong món ăn.