Chức năng điều tiết của tạng Can bao gồm:
- Điều tiết hoạt động tình chí (tinh thần và tình cảm) của con người.
- Điều tiết hoạt động của Tỳ Vị (quá trình hấp thụ và tiêu hóa thức ăn).
- Điều tiết quá trình lưu thông của huyết dịch trong kinh mạch.
Stress gây rối loạn cảm xúc...
1. Stress có liên quan tới chức năng điều tiết của tạng Can
Kinh nghiệm thực tế của Đông y cho thấy, sau khi bị stress, chấn thương về mặt tình chí thường xuất hiện chứng bệnh "Can khí uất kết".
Can khí điều hòa, chức năng điều tiết của tạng Can kiện toàn thì tinh thần tỉnh táo và sáng suốt, tâm tình thoải mái và vui vẻ.
Chức năng điều tiết của tạng Can thất thường (thái quá hoặc bất cập), sẽ dẫn tới những trạng thái bất thường về mặt tình chí dẫn tới tình trạng trầm uất, ức chế, với những biểu hiện như chán nản, buồn rầu không vui, đa sầu đa cảm, trầm mặc...
Chức năng điều tiết của tạng Can thất thường thái quá (mạnh hơn bình thường) sẽ dẫn tới tình trạng hưng phấn quá mức, với những biểu hiện như bồn chồn hay cáu gắt, dễ nổi giận, mất ngủ, ngủ hay mơ...
Chức năng sơ tiết của tạng Can phụ thuộc rất nhiều vào sự biến động của tâm lý. Do đó, nếu như trong sinh hoạt, thường xuyên gặp phải những điều không thuận tâm, tâm trạng không thoải mái, thần kinh bị căng thẳng trong thời gian dài, hay đột nhiên bị chấn thương mạnh về mặt tinh thần... thì chức năng điều tiết của tạng Can cũng sẽ trục trặc, dẫn tới trạng thái bệnh lý mà Đông y gọi là "Can khí uất kết".
2. Món ăn bài thuốc giảm stress
Chứng bệnh "Can khí uất kết" có những biểu hiện chủ yếu như: Tức ngực, vú và bụng dưới căng tức, mạng sườn đau như dùi đâm, vị trí đau cố định hoặc di động, xuất hiện khối u dưới mạng sườn; nhức đầu, mặt đỏ, mắt đau, phiền táo, hấp tấp, khó kiềm chế bản thân, dễ nổi giận; thổ huyết, chảy máu cam... thậm chí đột nhiên bất tỉnh nhân sự.
Theo y học cổ truyền, do chức năng điều tiết của tạng can bị uất kết, có thể sử dụng một trong số món ăn bài thuốc sau có tác dụng điều vị, giải uất, sơ can lý khí; giúp cải thiện trạng thái tinh thần, ngăn ngừa tình trạng strees tiến triển nặng thêm.
2.1 Bài Sài hồ sơ can tán
- Thành phần: Sài hồ 10g, chỉ thực 10g, bạch thược 30g, xuyên khung 10g, cam thảo 10g, hương phụ 12g.
- Cách dùng: Sắc lấy nước, chia 3 lần uống trong ngày, uống khi thuốc còn ấm.
- Tác dụng: "Sài hồ sơ can tán" là bài thuốc "sơ can giải uất" điển hình. Bài thuốc sử dụng các vị thuốc sài hồ, chỉ thực và hương phụ để giải trừ tình trạng "khí uất" ở Can; dùng xuyên khung có tác dụng giải trừ tình trạng "huyết uất"; dùng bạch thược để nuôi dưỡng Can âm; dùng cam thảo để giảm đau và điều hòa các vị thuốc. Nhờ vậy, bài thuốc có tác dụng điều hòa Can khí, chữa chứng "Can khí uất kết" và cải thiện thái tâm lý. Ngoài ra còn có tác dụng chữa các triệu chứng đau mạng sườn, đau dạ dày ruột, thống kinh (phụ nữ hành kinh đau bụng) và chứng đau lưng lúc trời gần sáng.
Tiêu giao tán, bài thuốc giảm stress
2.2 Bài Tiêu dao tán
- Thành phần: Sài hồ 10g, đương quy 10g, bạch thược 30g, bạch truật 10g, phục linh 15g, cam thảo 10g.
- Cách dùng: Thêm chút sinh khương (gừng sống), bạc hà, cùng sắc nước uống.
- Tác dụng: Tiêu dao có nghĩa là thoải mái, ung dung, không bị ràng buộc. Tiêu dao tán có tác dụng sơ can kiện tỳ ích khí. Dùng chữa chứng Tỳ hư can uất, với những biểu hiện như váng đầu hoa mắt, ngực tức, sườn đau, kém ăn mệt mỏi, hoặc người lúc nóng lúc lạnh (hàn nhiệt vãng lai), nữ giới kinh nguyệt không điều hòa, kèm theo những rối loạn về mặt tâm thần.
Bài thuốc dùng sài hồ để sơ can giải uất, điều hòa khí cơ; dùng đương quy để dưỡng huyết hòa Can, bổ hư tổn; dùng bạch thược và cam thảo để giải tỏa trạng thái căng thẳng và giảm đau; dùng bạch truật và phục linh để kiện Tỳ, ích khí và trừ thấp. Khi sắc uống lại tại thêm chút sinh khương và bạc hà để tăng cường tác dụng sơ Can tỉnh Tỳ.
Mời bạn xem thêm video:
Stress nặng có thể gây suy giảm khả năng nhận thức.