Hạch nền: Nguyên nhân, biểu hiện, cách điều trị và phòng bệnh

13-04-2025 17:59 | Tra cứu bệnh

SKĐS - Hạch nền là một nhóm các cấu trúc nằm sâu trong não bộ, có vai trò quan trọng trong kiểm soát vận động, học tập, trí nhớ, cảm xúc,…

Hạch nền là một nhóm các cấu trúc nằm sâu trong não bộ, có vai trò quan trọng trong kiểm soát vận động, học tập, trí nhớ, cảm xúc,… Hạch nền thường được ví như "trạm điều khiển" của não bộ, giúp phối hợp các hoạt động của các bộ phận khác nhau trong não.

Hạch nền là một nhóm các cấu trúc nằm sâu trong não bộ, có vai trò quan trọng trong kiểm soát vận động, học tập, trí nhớ, cảm xúc,… Hạch nền thường được ví như "trạm điều khiển" của não bộ, giúp phối hợp các hoạt động của các bộ phận khác nhau trong não.

1. Nguyên nhân gây hạch nền

Hạch nền là một nhóm các nhân xám nằm sâu trong mỗi bán cầu đại não. Hạch nền bao gồm 4 thành phần chính:

  • Thể vân: gồm thể vân lưng và thể vân bụng. Trong đó thể vân lưng gồm nhân đuôi và bèo sẫm, thể vân bụng gồm nhân nằm (nucleus accumbens) và củ khứu (olfactory tubercle).
  • Cầu nhạt (globus pallidus-GP): gồm cầu nhạt trong (GPi) và cầu nhạt ngoài (GPe)
  • Liềm đen (substantia nigra): gồm phần đặc (pars compacta-SNc) và phần lưới (pars reticulata-SNr).
  • Nhân dưới đồi (subthalamic nuclei – STN) [2].

Dựa vào chức năng các nhân của hạch nền có thể chia thành các nhóm chính:

Các nhân nhận thông tin đến: thể vân (nhân đuôi, bèo sẫm và nhân nằm) nhận tín hiệu chủ yếu từ vỏ não, đồi thị và liềm đen.

Các nhân truyền thông tin đi: cầu nhạt trong và phần lưới liềm đen cho tín hiệu đi đến đồi thị và thân não.

Các nhân trung gian: kết nối giữa nhóm nhân đầu vào và đầu ra, bao gồm: cầu nhạt ngoài, nhân dưới đồi và phần đặc liềm đen.

Một số trường hợp gây chấn thương não bộ làm tổn thương hạch nền. Các nguyên nhân thường gặp như:

  • Ngộ độc các kim loại nặng, ngộ độc đồng, Mangan, ngộ độc khí CO.
  • Ngộ độc ma túy do sử dụng ma túy quá liều.
  • Do đột qụy, do chấn thương đầu gây chấn thương não bộ làm tổn thương hạch nền.
  • Mắc các bệnh về nhiễm trùng, khối u, các bệnh lý về gan, bệnh lý về vấn đề chuyển hóa.
  • Sử dụng các loại thuốc điều trị tâm thần trong thời gian dài.

2. Triệu chứng hạch nền

Người bệnh mắc bệnh hạch nền có thể gặp khó khăn khi bắt đầu, dừng lại hoặc duy trì vận động. Các triệu chứng của thường gặp của bệnh hạch nền như:

  • Thay đổi vận động (vận động không tự ý hoặc chậm chạp). Vận động, lời nói, khóc không kiểm soát, lặp đi lặp lại.
  • Xuất hiện tăng trương lực cơ, co thắt cơ, cứng cơ, run.
  • Gặp các vấn đề về tìm kiếm từ ngữ diễn đạt.
  • Đi lại khó khăn.

Hạch nền: Nguyên nhân, biểu hiện, cách điều trị và phòng bệnh- Ảnh 1.

Hạch nền thường được ví như "trạm điều khiển" của não bộ.

Thưc tế cho thấy, tình trạng tổn thương các tế bào hạch nền có thể gây ra các vấn đề kiểm soát giọng nói, vận động và tư thế hay còn gọi là bệnh Parkinson.

Một cá nhân có rối loạn chức năng hạch nền có thể gặp khó khăn khi bắt đầu, dừng lại hoặc duy trì vận động. Tùy thuộc vào vùng não bị ảnh hưởng, bạn cũng có thể có các vấn đề với trí nhớ và các quá trình suy nghĩ khác.

Khi người bệnh xuất hiện các triệu chứng của bệnh cần đi kiểm tra và khám chuyên khoa để được bác sĩ tư vấn và điều trị hiệu quả, tránh ảnh hưởng đến sinh hoạt và vận động hàng ngày.

3. Hạch nền có lây không?

Một số tình trạng gây chấn thương não bộ có thể làm tổn thương các hạch nền vì vậy, bệnh hạch nền không phải là bệnh lây nhiễm nên không lây.

4. Phòng ngừa hạch nền

Những thói quen sinh hoạt nào giúp hạn chế diễn tiến của bệnh hạch nền là giảm nguy cơ chấn thương, tổn thương não, cụ thể:

  • Đội mũ bảo hiểm đúng quy cách khi đi xe máy hoặc mang thiết bị bảo vệ đầu phù hợp với các môn thể thao tiếp xúc và các hoạt động giải trí, chẳng hạn như đi xe đạp, leo núi…
  • Cải thiện sự an toàn trong nhà cho người cao tuổi bằng cách loại bỏ nền nhà trơn trượt và các vật liệu nguy hiểm khi ngã khác và lắp các thanh vịn.
  • Làm cho ngôi nhà trở nên an toàn với trẻ em với cổng cầu thang, thanh chắn giường, tấm bảo vệ cửa sổ và neo đồ nội thất.
  • Sử dụng dây an toàn, điều chỉnh tựa đầu đúng cách và sử dụng ghế ô tô đúng cách;
  • Tập thể dục thường xuyên để duy trì và cải thiện sức mạnh và sự cân bằng. Ăn uống khoa học, tăng cường các hoạt chất chống oxy hóa giúp trung hòa các gốc tự do, giảm thiểu tổn thương tế bào não do quá trình oxy hóa - quá trình thường xảy ra sau chấn thương. Đồng thời, nó cũng tham gia vào cơ chế chống viêm - tình trạng chắc chắn sẽ xảy ra sau khi bị chấn thương và hỗ trợ quá trình phục hồi.

Do đó, bệnh nhân nên tích cực bổ sung: Các loại hạt như hạnh nhân, óc chó, hạt dẻ cười; Trái cây: bơ, đu đủ, kiwi, xoài,... Rau lá màu xanh đậm như rau cải, súp lơ xanh,. cà chua, dầu thực vật; Thực phẩm giàu vitamin C như ổi đào, cam, chanh, kiwi, dâu tây, đu đủ, dứa, xoài, dưa bở ruột xanh, nước ép cà chua, cải bắp,...

Nếu bạn mắc các bệnh lý mãn tính như tiểu đường, huyết áp cao, cholesterol cao,... hãy cố gắng kiểm soát tốt các bệnh lý này để giảm nguy cơ tổn thương hạch nền.

5. Điều trị hạch nền

Tùy từng cá nhân, mức độ ảnh hưởng đến hạch nền có thể gây ra nhiều vấn đề khác nhau các bác sĩ sẽ chỉ định điều trị phù hợp.

Chỉ định thuốc cho các tình trạng ảnh hưởng đến hạch nền. Các loại thuốc có thể được sử dụng để điều trị các triệu chứng cụ thể, chẳng hạn như co giật, run, cứng cơ,...

Phẫu thuật có thể được sử dụng để điều trị các tình trạng ảnh hưởng đến hạch nền, chẳng hạn như khối u, chảy máu não,...

Ngoài ra, bệnh nhân sẽ được sử dụng liệu pháp vật lý trị liệu giúp cải thiện chức năng vận động. Từ đó giúp làm giảm các triệu chứng của các tình trạng ảnh hưởng đến hạch nền, chẳng hạn như Parkinson, đột quỵ,...

Liệu pháp ngôn ngữ trị liệu có thể giúp cải thiện khả năng giao tiếp và ngôn ngữ của những người bị ảnh hưởng bởi các tình trạng ảnh hưởng đến hạch nền, chẳng hạn như đột quỵ, Parkinson,...

Tóm lại: Bệnh hạch nền gặp ở các mọi đối tượng và mọi lứa tuổi nhưng thường phổ biến hơn ở người già. Các đối tượng có nguy cơ mắc bệnh cao như: Người mắc rối loạn trương lực cơ; Người mắc bệnh Huntington (rối loạn trong đó các tế bào thần kinh ở một số nơi của não mất đi hoặc thoái hóa); Bệnh teo cơ đa hệ thống; Bệnh Parkinson… vì vậy, khi có biểu hiện nghi ngờ cần tới cơ sở y tế để được thăm khám.

Lao hạch: Nguyên nhân, triệu chứng, phòng ngừa và điều trịLao hạch: Nguyên nhân, triệu chứng, phòng ngừa và điều trị

SKĐS - Lao hạch là một căn bệnh tương đối phổ biến ở Việt Nam và số ca mắc bệnh ngày càng tăng, đặc biệt là trẻ em.


BS Nguyễn Duy Khánh
Ý kiến của bạn