Trường hợp sốt cao, liên tục cần dùng ngay thuốc hạ sốt và liên hệ với các cơ sở y tế để được chăm sóc và hỗ trợ kịp thời.
Trong đông y có rất nhiều cây thuốc nam có tính hàn (lạnh), lương (mát), có tác dụng thanh nhiệt, lương huyết, tiêu viêm, ức chế đối với một số loại virus. Do đó thầy thuốc đông y hay dùng để điều trị các chứng bệnh ôn dịch, vừa uống, vừa đắp (trong ẩm, ngoại đồ), giúp sốt hạ nhanh, bệnh mau lành.
Thuốc nam đắp hạ sốt
Bài 1 - Dùng hạn liên thảo (cả cây): 500g tươi, giã nát, chia 6 phần, gói giấy bản hoặc vải màn đắp lên trán 2 phần và 4 phần còn lại chia đắp hai bên cổ (nơi động mạch cảnh đi qua), hai cổ tay (động mạch quay đi qua), cổ chân (động mạch mắt cá trong đi qua).
Bài 2 - Dùng lá tích tuyết thảo (rau má): 500g tươi, giã nát, đắp như trên.
Bài 3 - Dùng mã xỉ hiện (rau sam): 500g tươi, giã nát, đắp như trên.
Bài 4 - Dùng lá chi tử (lá dành dành): 500g tươi, giã nát, đắp như trên.
Bài thuốc uống giúp hạ sốt
Bài 1: Hạn liên thảo tươi (cỏ nhọ nồi) 20g, tích tuyết thảo tươi 20g, cỏ mần trầu 20g, râu ngô 20g; sắc uống ngày 01 thang, chia 2 lần, uống khi thuốc nguội.
Bài 2: Mã xỉ hiện tươi 20g, lá cúc tần 10g, hạn liên thảo tươi 16g, tang diệp 16g; sắc uống ngày 01 thang, chia 2 lần, uống khi thuốc nguội.
Bài 3: Tích tuyết thảo tươi 30, ngư tinh thảo tươi (rau diếp cá) 30g, hắc diện thần tươi (rau ngót) 30g, mã đề 30g; sắc uống ngày 01 thang, chia 2 lần, uống khi thuốc nguội.
Xem thêm video đang được quan tâm:
Thông điệp 5T- Pháo đài chống dịch trong giãn cách xã hội