Hà Nội và TP Hồ Chí Minh 'đội sổ’ trong xử lý thông tin bảo vệ động vật hoang dã

09-08-2023 12:25 | Xã hội

SKĐS - Dù ghi nhận số lượng vụ việc về động vật hoang dã nhiều nhất trên cả nước nhưng Hà Nội và TP Hồ Chí Minh lại là các địa phương xử lý thông tin kém nhất.

Kêu gọi không mua các sản phẩm từ rùa biển và động vật hoang dãKêu gọi không mua các sản phẩm từ rùa biển và động vật hoang dã

SKĐS - Ngày 30/6, Trung tâm Giáo dục Thiên nhiên (ENV) ra mắt phim truyền thông “Rùa biển thuộc về đại dương” kêu gọi cộng đồng cùng thay đổi thói quen tiêu dùng, không mua các sản phẩm từ rùa biển và động vật hoang dã.

Sáng ngày 9/8, Trung tâm Giáo dục Thiên nhiên (ENV) phát hành Báo cáo "Hiệu quả công tác xử lý thông tin vụ việc về động vật hoang dã (ĐVHD) do người dân thông báo năm 2022" Đây là một đánh giá độc lập về hiệu quả của các cơ quan chức năng trong việc xử lý thông tin vụ việc về động vật hoang dã (ĐVHD) do người dân thông báo qua ENV.

Từ năm 2019, ENV bắt đầu phân tích hiệu quả công tác xử lý các vụ việc về ĐVHD do người dân thông báo tại tất cả các địa phương trên cả nước với mục tiêu cung cấp cho lãnh đạo chính quyền địa phương. Các chỉ số đánh giá bao gồm: tỷ lệ xử lý thành công các vụ việc về ĐVHD được người dân thông báo đến cơ quan chức năng, tỷ lệ xử lý thành công các vụ việc liên quan đến ĐVHD còn sống và tỷ lệ phản hồi của các cơ quan chức năng địa phương đối với các vụ việc do người dân thông báo.

Hà Nội và TP Hồ Chí Minh 'đội sổ" trong xử lý thông tin bảo vệ động vật hoang dã - Ảnh 2.

Dù là các địa phương tiếp nhận nhiều tin báo của người dân về động vật hoang dã nhất song Hà Nội và TP Hồ Chí Minh lại đứng cuối bảng về tỉ lệ xử lý thông tin.

Bà Bùi Thị Hà, Phó Giám đốc, ENV cho biết từ khi tiến hành hoạt động đánh giá này, ENV đã nhận thấy sự cải thiện đáng kể trong hiệu quả công tác xử lý vụ việc về ĐVHD do người dân thông báo của các cơ quan chức năng.

Báo cáo cũng cho thấy mặc dù tỷ lệ phản hồi trung bình trên cả nước vẫn giữ vững ở mức khoảng 97,7%, nhưng trong năm 2022, tỷ lệ xử lý thành công các vụ việc về ĐVHD nói chung là 32,7% và tỷ lệ xử lý thành công vụ việc liên quan đến ĐVHD còn sống là 34,8%. Cả hai chỉ số đều tăng nhẹ so với năm 2021, tuy vẫn thấp hơn so với kết quả ghi nhận năm 2019 và 2020.

Trong năm 2022, tỉnh Quảng Nam vinh dự là địa phương đạt thành tích nổi bật và toàn diện nhất (đứng đầu mọi tiêu chí) trong công tác xử lý các vụ việc do người dân thông báo, với tỷ lệ xử lý thành công các vụ việc nói chung đạt 84,6% và tỷ lệ xử lý thành công liên quan đến ĐVHD còn sống là 94,1% - đều là mức cao nhất ghi nhận trên cả nước. Với việc tích cực xử lý 100% các thông tin vụ việc cùng phản ứng kịp thời sau khi tiếp nhận thông tin, các cơ quan chức năng tỉnh Quảng Nam đã phát hiện và thu giữ nhiều sản phẩm từ ĐVHD, gỡ bỏ các thực đơn quảng cáo ĐVHD trái phép, đồng thời tịch thu và tiếp nhận chuyển giao 1.172 cá thể ĐVHD còn sống trong năm 2022.

Theo ENV,  Đồng Nai, Thanh Hóa, Gia Lai, Quảng Nam, Bình Thuận, Bình Dương và Cần Thơ đều là các địa phương phản hồi 100% các thông tin vụ việc do người dân thông báo. Tuy nhiên, tỷ lệ phản hồi cao chỉ thực sự phát huy ý nghĩa nếu "song hành" cùng với hiệu quả xử lý cao, như những kết quả đã được ghi nhận tại các tỉnh Quảng Nam, Đồng Nai và Thanh Hóa.

Báo cáo cũng đánh giá hiệu quả công tác xử lý tại các địa phương ghi nhận số lượng thông tin vụ việc về ĐVHD do người dân thông báo nhiều nhất. Trong đó, các cơ quan chức năng tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu, Đồng Nai và Đắk Lắk cũng rất đáng được ghi nhận vì những nỗ lực trong công tác thực thi pháp luật về bảo vệ ĐVHD.

Đáng tiếc, ENV chưa ghi nhận hiệu quả cao trong công tác xử lý các thông tin vụ việc về ĐVHD do người dân thông báo nói chung và vụ việc liên quan đến ĐVHD còn sống nói riêng tại các thành phố lớn như TP. Hồ Chí Minh và Hà Nội. 

Đây là hai thành phố ghi nhận số lượng vụ việc về ĐVHD do người dân thông báo nhiều nhất trên cả nước và do đó các cơ quan chức năng cũng phải đối diện với khối lượng công việc lớn nhất. Trong năm 2022, các cơ quan chức năng ở Thành phố Hồ Chí Minh chỉ xử lý thành công 16,9% các vụ việc về ĐVHD do người dân thông báo và tỷ lệ xử lý thành công các vụ liên quan đến ĐVHD còn sống cũng chỉ đạt 18,1%. Các tỷ lệ này tại Hà Nội lần lượt là 28,3% và 32,8%.

Bệnh dại từ động vật lây sang người có nguy hiểm?Bệnh dại từ động vật lây sang người có nguy hiểm?

SKĐS- Bệnh dại do virus dại gây ra viêm não cấp tính của hệ thống thần kinh trung ương từ động vật lây sang người và một số động vật có vú khác (chó, mèo, dơi, chuột, …). Khi bệnh dại đã lên cơn do virus dại gây ra thì rất khó để chữa khỏi.

Xem thêm video đang được quan tâm:

Bản Tin Y Tế 8/8: Bé Sơ Sinh Phải Thay Máu Toàn Phần Vì Xung Đột Nhóm Máu Với Mẹ


Tô Hội
Ý kiến của bạn