SKĐS - Hiện nay, trên địa bàn thuộc thành phố Hà Nội đang có 7 cây cầu bắc qua sông Hồng. Những cây cầu này đã và đang đóng một vai trò quan trọng trong việc kết nối giao thông, phát triển kinh tế, thậm chí còn là những biểu tượng trong lòng của người dân Hà Nội.
Cầu Long Biên
Cầu Long Biên nối quận Hoàn Kiếm với quận Long Biên. Cầu do Pháp xây dựng từ 1898 đến 1902, thời đó đặt tên là cầu Doumer - tên của viên toàn quyền của Chính phủ Pháp ở Đông Dương lúc đó.
Cầu Chương Dương
Năm 1985 - 1986, cầu Chương Dương được đưa vào sử dụng, trở thành nút giao thông quan trọng phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội hiệu quả của thủ đô.
Cầu Thăng Long
Cầu Thăng Long, còn gọi là cầu Hữu Nghị Việt Xô bởi đây là công trình thế kỷ của tình hữu nghị Việt - Xô, được khởi công xây dựng năm 1974 và khánh thành năm 1985. Cầu Thăng Long là đường nối sân bay quốc tế Nội Bài với nội thành Hà Nội.
Cầu Nhật Tân
Cầu Nhật Tân nối huyện Đông Anh với quận Tây Hồ (điểm đầu từ phường Phú Thượng quận Tây Hồ đến xã Vĩnh Ngọc huyện Đông Anh). Cầu có tổng chiều dài là 9,17 km trong đó phần cầu chính là 3,9 km (đoạn cầu vượt sông Hồng chiếm 1,5 km) và phần cầu dẫn dài 5,27 km
Đây là cây cầu thép dây văng lớn nhất Việt Nam, được coi như một biểu tượng mới của Hà Nội.
Cầu Thanh Trì
Cầu Thanh Trì dài 3.084 m, tổng chiều dài hơn 12.000 m, rộng 33,10 m với 6 làn xe chạy (4 làn xe cao tốc), tốc độ cho phép 80 km/h. Cầu Thanh Trì được khánh thành ngày 9/10/2010 .
Cầu chính dài 3.084 m với tổng chiều dài hơn 12.00 m, rộng 33,10m với 6 làn xe chạy, trong đó có 4 làn xe cao tốc với tốc độ cho phép 100 km/h. Cầu có trọng tải H30 – XB80 tức là: xe tải bánh lốp có tải trọng dưới 30 tấn,cũng như xe bánh xích có tải trọng dưới là 80 tấn thì đạt điều kiện về tải trọng để qua cầu. Cầu chính dài 3.084 m với tổng chiều dài hơn 12.000 m, rộng 33,10 m với 6 làn xe chạy (4 làn xe cao tốc), tốc độ cho phép 100 km/h
Cầu Vĩnh Tuy
Cầu Vĩnh Tuy có điểm đầu ở địa phận phường Vĩnh Tuy, thành phố Hà Nội, nối quận Hai Bà Trưng và quận Long Biên.. Đây là cây cầu góp phần hoàn chỉnh quy hoạch đường vành đai 2 của Hà Nội, là tuyến giao thông huyết mạch của Thủ đô, Đồng thời, góp phần rút ngắn lộ trình từ trung tâm thành phố ra quốc lộ 5 đi Hải Phòng, Quảng Ninh khoảng 3km.
Cầu Vĩnh Tuy là một trong những công trình trọng điểm của thành phố nhân dịp kỷ niệm 1000 năm Thăng Long – Hà Nội. Công trình có mức đầu tư với kinh phí gần 3.600 tỷ đồng được khánh thành năm 2010.
Cầu Vĩnh Tuy là cây cầu rộng nhất Việt Nam, đạt kỷ lục về chiều dài nhịp đúc hẫng của Việt Nam.
Cầu Vĩnh Thịnh
Cầu Vĩnh Thịnh là cầu vượt sông dài nhất Việt Nam từ trước đến nay. Cây cầu này là một trong 3 tuyến vành đai quan trọng thuộc quy hoạch phát triển giao thông vận tải và quy hoạch chung xây dựng Thủ đô đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050.