Theo đó, Hà Nội sẽ đánh giá kết quả công tác chỉ đạo, đôn đốc thực hiện chương trình; kết quả hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh hoạt động đăng ký, thống kê hộ tịch; kết quả đầu tư, cải thiện cơ sở vật chất, kỹ thuật; hiện đại hóa phương thức đăng ký và thống kê hộ tịch; nghiên cứu, đề xuất đổi mới, hoàn thiện tổ chức hệ thống cơ quan đăng ký hộ tịch, bảo đảm chuyên nghiệp, hiệu quả.
Hà Nội cũng tập trung đánh giá việc nâng cao năng lực đội ngũ công chức làm công tác đăng ký, thống kê hộ tịch, bảo đảm tiêu chuẩn chuyên môn nghiệp vụ, kỹ năng; việc nâng cao nhận thức của người dân về quyền, trách nhiệm đăng ký hộ tịch; nâng cao nhận thức của cơ quan, tổ chức, xã hội về ý nghĩa, vai trò của đăng ký, thống kê hộ tịch; kết quả trong công tác đăng ký hộ tịch, kết quả thống kê tỷ lệ đăng ký khai sinh, tỷ lệ đăng ký khai tử hằng năm; công bố, khai thác, sử dụng các số liệu thống kê đã được công bố; công tác phối hợp liên ngành trong việc thực hiện chương trình hành động.
Đồng thời, đánh giá vướng mắc, khó khăn trong quá trình thực hiện; kiến nghị, đề xuất giải pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, đề xuất nội dung, định hướng tập trung, sự cần thiết xây dựng chương trình hành động giai đoạn 2025-2030.
Qua đó, nâng cao chất lượng, hiệu quả của hoạt động đăng ký, thống kê hộ tịch, bảo đảm quyền đăng ký hộ tịch của người dân, tiếp tục cải cách, đơn giản hóa thủ tục hành chính trong lĩnh vực đăng ký hộ tịch.
UBND TP Hà Nội giao Sở Tư pháp đôn đốc, hướng dẫn UBND các quận, huyện, thị xã tổng kết chương trình; chủ trì, phối hợp với Học viện Tư pháp, Sở Nội vụ, UBND các quận, huyện, thị xã bồi dưỡng, tập huấn nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ về đăng ký và thống kê hộ tịch.
Xem thêm video đang được quan tâm:
Vụ ông Trịnh Văn Quyết: Cách tiêu hơn 3.600 tỷ đồng chiếm đoạt từ bán cổ phiếu của cựu Chủ Tịch FLC.