Tuy nhiên, thời điểm hiện tại loại thuốc này tăng đột biến loại dành cho trẻ nhỏ.
Ở trẻ em, sốt có thể do nhiều nguyên nhân gây ra, trong khí hậu mùa hè thường gặp sốt do viêm họng, sốt virut... đặc biệt, Hà Nội đang trong đỉnh điểm của dịch sốt xuất huyết nên nguyên nhân sốt do bệnh lý này không thể loại trừ. Bên cạnh đó, chủ hiệu thuốc trên đường Nguyễn Quý Đức, Thanh Xuân Bắc, Hà Nội cho biết thêm, đây vẫn còn là thời điểm du lịch, nghỉ mát cao nên nhiều gia đình có con nhỏ mua thuốc dự phòng khi trẻ sốt trong thời gian này sẽ có để dùng ngay.
Nếu uống thuốc không có tác dụng hạ sốt, bị dị ứng hay trẻ bị viêm gan...không được dùng thuốc hạ sốt tại nhà mà phải cho trẻ đi khám và điều trị.
Cô T.T, chủ hiệu thuốc tại Khối Hồng Phong, Vạn Phúc, Hà Đông, Hà Nội cho biết, thuốc hạ sốt cửa hiệu thường bán có hoạt chất chính là paracetamol (hay còn gọi là acetaminophen) của các hãng dược trong và ngoài nước. Ở trẻ em, thuốc hạ sốt thường được sản xuất theo dạng viên đạn, gói bột có hương dâu, cam..., cao dán. Thuốc dạng bột được bào chế với hai hàm lượng chính là 80mg (dành cho trẻ có cân nặng từ 5-12kg nghĩa là từ khi sinh đến khoảng 1 tuổi) và 250mg (cho trẻ cân nặng từ 13-50kg, trong độ tuổi từ 2-15 tuổi). Thuốc dạng viên đạn được sản xuất với 3 hàm lượng chính là 80mg, 150mg và 300mg với lần lượt theo cân nặng của trẻ là từ 4-6kg, 7-12kg, 13-24kg.
Về cơ bản, thuốc hạ sốt dùng cho trẻ em khá an toàn, không gây những tác dụng không mong muốn nguy hiểm nhưng phụ huynh cần chú ý dùng đúng thời điểm (trẻ sốt từ 38,5oC mới uống thuốc), dùng thuốc đúng hàm lượng theo cân nặng của trẻ, tuân thủ khoảng cách giữa 2 lần dùng thuốc được khuyến cáo là từ 4-6 giờ, không quá 6 liều quy định liên tiếp. Đối với các trường hợp đặc biệt như uống thuốc không có tác dụng hạ sốt, bị dị ứng hay trẻ bị viêm gan, vàng da do tắc mật thì không được dùng thuốc hạ sốt tại nhà mà khi trẻ sốt phải đưa trẻ đến cơ sở y tế và điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ.