Hà Nội

Hà Nội tạm dừng bán 600 biệt thự cũ quận trung tâm

20-04-2022 08:04 | Xã hội
google news

Trong quyết định số 1216, Hà Nội sẽ tiếp tục thực hiện bán 600 biệt thự cũ thuộc danh mục được bán, thuộc sở hữu nhà nước, đang bán dở dang theo quy định của Luật Nhà ở năm 2014 và các nghị định liên quan.

5 thành phố lớn sẽ hạn chế, dừng hoạt động xe máy sau năm 20305 thành phố lớn sẽ hạn chế, dừng hoạt động xe máy sau năm 2030

SKĐS - Các thành phố gồm: Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng, Cần Thơ, Hồ Chí Minh nghiên cứu phân vùng hoạt động xe máy, tiến tới lộ trình hạn chế hoặc dừng hoạt động xe máy trên một số địa bàn quận sau năm 2030.

Chiều 19/4, UBND TP. Hà Nội tổ chức họp báo thông tin về công tác quản lý, sử dụng các biệt thự được xây dựng từ trước năm 1954 trên địa bàn thành phố.

Ông Trương Việt Dũng, Chánh Văn phòng UBND TP. Hà Nội cho biết, thời gian qua báo chí đưa tin Hà Nội tiếp tục đề xuất bán 600 căn biệt thự, được dư luận quan tâm. Theo ông Dũng, thông tin bán 600 biệt thự cũ được trích từ quyết định số 1216 của UBND TP. Hà Nội về ban hành chuyên đề giải pháp đẩy mạnh công tác quản lý, sử dụng các biệt thự công cộng xây dựng trước năm 1954 trên địa bàn thành phố giai đoạn 2021-2025.

Hà Nội tạm dừng bán 600 biệt thự cũ quận trung tâm - Ảnh 2.

Căn biệt thự cổ 110 năm tuổi ở Hà Nội nằm trên địa bàn quận Ba Đình (Ảnh: Minh Nhân)

Nội dung này do Sở Xây dựng Hà Nội tham mưu để thực hiện một nội dung chuyên đề trong chương trình công tác của Hà Nội. Trong đó, chương trình công tác này thuộc chương trình nâng cao hiệu quả công tác phòng chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí giai đoạn 2021-2025.

Trong quyết định số 1216, Hà Nội sẽ tiếp tục thực hiện bán 600 biệt thự cũ thuộc danh mục được bán, thuộc sở hữu nhà nước, đang bán dở dang theo quy định của Luật Nhà ở năm 2014 và các nghị định liên quan.

600 biệt thự đều do Công ty TNHH MTV Quản lý và phát triển nhà Hà Nội quản lý cho thuê nhà ở cũ theo quy định của Luật Nhà ở năm 2014 và đang bán dở dang.

Theo ông Dũng, thực tế thời gian qua, thành phố đã thực hiện bán một số căn biệt thự. Tuy nhiên, sau khi nhận được ý kiến chỉ đạo của Bí thư Thành ủy, Thường trực Thành ủy, Chủ tịch UBND TP. Hà Nội thì thành phố sẽ tạm dừng việc bán các căn biệt thự này. Thời gian tạm dừng bán bắt đầu từ ngày 19/4.

"Chúng tôi sẽ rà soát tổng thể các nội dung này để có báo cáo chi tiết, cụ thể với cấp có thẩm quyền. Sau khi có kết quả chúng tôi sẽ thông tin kịp thời đến các cơ quan báo chí, kể cả những vấn đề quản lý quỹ nhà còn trống, cách thức bán - vận hành - quản lý", ông Dũng nói.

Hà Nội hiện có 1.216 biệt thự xây dựng trước năm 1954, được phân loại gồm: 367 biệt thự thuộc sở hữu nhà nước, gồm cả biệt thự của Văn phòng Trung ương Đảng, Cục phục vụ ngoại giao Đoàn (Bộ Ngoại giao), của các cơ quan khác của Trung ương và TP, của các Công ty quản lý nhà quản lý.

Theo đó, biệt thự thuộc đối tượng quản lý của quy chế này được phân loại thành 3 nhóm, gồm nhóm 1 (70 - 100 điểm) là những biệt thự được xếp hạng di tích lịch sử văn hoá theo quy định của pháp luật về di sản văn hoá; biệt thự gắn liền với cách mạng - kháng chiến được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xếp hạng; biệt thự có giá trị đặc biệt về kiến trúc (từ 30 - 35 điểm về giá trị kiến trúc nghệ thuật).

Nhóm 2 được đánh giá từ 50 - 69 điểm, gồm những biệt thự có giá trị về kiến trúc, nhưng không thuộc biệt thự nhóm 1.

Nhóm 3 được đánh giá dưới 50 điểm, gồm những biệt thự không thuộc nhóm 1, nhóm 2.

Trong 367 biệt thự thuộc sở hữu nhà nước nói trên, phân loại có 177 biệt thự nhóm 1; 131 biệt thự nhóm 2; 59 biệt thự nhóm 3. Có 732 biệt thự thuộc sở hữu hỗn hợp giữa nhà nước với các hộ dân hoặc giữa các hộ dân với nhau. Có 117 biệt thự thuộc sở hữu tư nhân.

Nhà biệt thự thuộc đối tượng quản lý của quy chế này được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất, đặc biệt phải có ghi chú "Nhà biệt thự được quản lý, sử dụng theo quy chế quản lý, sử dụng nhà biệt thự cũ được xây dựng từ trước năm 1954".

Nhà biệt thự có giá trị về lịch sử văn hoá, cách mạng - kháng chiến và kiến trúc nghệ thuật tiêu biểu thuộc nhóm 1, nhóm 2 quy định tại quy chế này được cấp giấy chứng nhận "Nhà biệt thự có giá trị lịch sử văn hoá, cách mạng - kháng chiến và kiến trúc nghệ thuật tiêu biểu".

Hà Nội không cho phép đăng ký biến động về quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà và tài sản gắn liền với đất thuộc các trường hợp: chia tách thành nhiều thửa đất đối với khuôn viên đất của nhà biệt thự thuộc sở hữu tư nhân; chặt hạ cây xanh cổ thụ, xây thêm công trình mới trên khuôn viên đất trống của nhà biệt thự; chia tách hợp đồng thuê nhà đối với nhà biệt thự thuộc sở hữu nhà nước.

UBND TP giao UBND các quận Ba Đình, Hoàn Kiếm, Hai Bà Trưng, Đống Đa, Tây Hồ chịu trách nhiệm trước UBND TP nếu để các tổ chức, cá nhân tự ý cải tạo, phá dỡ nhà biệt thự trên địa bàn khi chưa được cơ quan có thẩm quyền cho phép.

Hà Nội: Chưa ghi nhận trường hợp trẻ 5-11 tuổi phản ứng sau tiêm


theo Tổ quốc
Ý kiến của bạn