Hà Nội

Hà Nội tái diễn ô nhiễm không khí nghiêm trọng, gây nguy hại cho sức khỏe

07-11-2022 10:34 | Xã hội
google news

SKĐS - Sáng 7/11, tình trạng ô nhiễm không khí ở Hà Nội ở mức nghiêm trọng khi nhiều điểm có chỉ số AQI mức cực kỳ nguy hại cho sức khỏe.

7 triệu ca tử vong mỗi năm vì ô nhiễm không khí7 triệu ca tử vong mỗi năm vì ô nhiễm không khí

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) ô nhiễm không khí gây ra 7 triệu ca tử vong sớm mỗi năm, đe dọa nghiêm trọng đến sức khỏe con người.

Trên ứng dụng theo dõi chất lượng không khí PamAir (Mạng lưới theo dõi chất lượng không  phủ khắp 63 tỉnh thành Việt Nam), vào lúc 10h00 sáng nay, hàng loạt điểm đo có chỉ số chất lượng không khí màu đỏ và tím. 

Tại Hà Nội, các điểm đo cảnh báo màu tím (mức AQI trên 200) rất nguy hại cho sức khỏe là điểm đo Trường Mầm non Thực hành Hoa Sen, phố Nguyễn Chế Nghĩa, Khu đô thị Times City, khu đô thị Gamuda Garden, Trường mầm non GCA Ecohome 2. Gần như tất cả các điểm đo khác đều có cảnh báo màu đỏ, mức có hại cho sức khỏe.

Hà Nội tái diễn ô nhiễm không khí nghiêm trọng - Ảnh 2.

Các điểm ô nhiễm không khí ở Hà Nội sáng nay.

Trong bảng xếp hạng các thành phố ô nhiễm nhất Việt Nam thời điểm 10h10 phút sáng nay của ứng dụng IQAir, thành phố Thái Nguyên đứng đầu bảng với chỉ số là 178, tiếp đến là Hà Nội 176, Thanh Hóa 156. Nồng độ PM2.5 tại Hà Nội hiện cao gấp 11.6 lần giá trị theo hướng dẫn về chất lượng không khí hàng năm của WHO.

TS Hoàng Dương Tùng, Chủ tịch Mạng lưới không khí sạch Việt Nam nhận định, tình trạng ô nhiễm không khí này có nguyên nhân là do người dân đốt rơm rạ sau thu hoạch lúa. Tình trạng đốt rơm rạ nhiều diễn ra trong vài ngày nay, thậm chí ảnh hưởng đến cả hoạt động hàng không khu vực sân bay Nội Bài.

Chỉ số AQI là chỉ số được tính toán từ nồng độ các chất gây ô nhiễm. Tại Việt Nam ô nhiễm bụi mịn PM 2,5 là chính. Do đó, AQI sẽ được tính từ nồng độ quan trắc PM 2.5, cứ 5 phút một lần, máy sẽ được đo và tính toán để xem khả năng phơi nhiễm của con người như thế nào. Vì người dân không thể hiểu PM 2.5 là như thế nào, nồng độ bao nhiêu, micromet bao nhiêu g/m3. Do vậy chuyển sang hiển thị bằng bảng màu cho người dân dễ hiểu.

Người dân nên theo dõi Chỉ số chất lượng không khí (AQI) để xem lúc nào ảnh hưởng đến sức khỏe. Những lúc cao như vậy, người già và trẻ em không nên ra đường, đặc biệt vào buổi sáng. Kể cả người bình thường đi đâu có việc cần cũng nên xem chất lượng không khí như thế nào để hạn chế hít thở không khí ô nhiễm, tránh có hại cho sức khỏe.

Thường xuyên sử dụng khẩu trang, kính che mắt khi đi đường hoặc tiếp xúc với môi trường nhiều khói, bụi; hạn chế lưu thông qua các khu vực nhiều khói công nghiệp. Đối với trẻ em, các bậc phụ huynh cần hạn chế cho các con ra đường vào thời điểm tan tầm, sử dụng khẩu trang lọc bụi mịn, giữ ấm mũi, họng, cổ, tránh các hoạt động ngoài trời quá lâu và không cần thiết. 

Đối với người ở nhà, cần hạn chế mở cửa sổ, cửa ra vào vào thời điểm chất lượng không khí xấu, đặc biệt là các nhà ở gần đường giao thông hoặc điểm ô nhiễm. Người mắc các bệnh về hô hấp cũng được các chuyên gia khuyến cáo không nên ra đường vào các thời điểm chỉ số AQI lên cao.

Tìm thấy mối liên hệ giữa ô nhiễm không khí và rối loạn nhịp timTìm thấy mối liên hệ giữa ô nhiễm không khí và rối loạn nhịp tim

SKĐS - Các nhà nghiên cứu vừa tìm thấy mối tương quan giữa những ngày có mức độ ô nhiễm không khí cao với chứng loạn nhịp tim.

Xem thêm video đang được quan tâm:

Sáng 7/11: Phát Hiện Mới Trong Vụ Giẫm Đạp Ở Itaewon Qua Dữ Liệu Của Cảnh Sát Seoul Hàn Quốc | SKĐS


Tô Hội
Ý kiến của bạn