Hà Nội sắp lấy ý kiến rộng rãi về quy hoạch 2 thành phố phía Bắc và Tây

09-08-2023 13:55 | Thời sự
google news

SKĐS - Giám đốc Sở Quy hoạch – Kiến trúc Hà Nội thông tin, sẽ tổ chức lấy ý kiến cộng đồng dân cư có liên quan và các tổ chức, cá nhân, các bộ, ngành, trong khoảng tháng 9 và nửa đầu tháng 10/2023 liên quan đến lập 2 thành phố mới của Hà Nội.

Tại Hội nghị tiếp xúc, đối thoại giữa Bí thư Thành ủy Hà Nội với Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp thành phố năm 2023 sáng 9/8, Giám đốc Sở quy hoạch – Kiến trúc Hà Nội Nguyễn Trọng Kỳ Anh đã thông tin liên quan đến các bước lập Quy hoạch Thủ đô thời kỳ 2021-2030.

Theo ông Nguyễn Trọng Kỳ Anh, điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng Thủ đô sẽ được tập trung cho một số vấn đề: Xác định yếu tố văn hiến, văn minh, hiện đại cho Thủ đô, đây là nội dung đã được xác định trong Nghị quyết 15-NQ/TW về phương hướng, nhiệm vụ phát triển Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 của Bộ Chính trị; Nghiên cứu phát triển đồng bộ giữa đô thị và nông thôn trong bối cảnh sẽ nghiên cứu lại để phân bổ dân cư; Đầu tư và phát triển 2 bên Vành đai 4 trong bối cảnh nghiên cứu phát triển đô thị chung cho Hà Nội với các khu vực 2 bên Vành đai 4, 2 thành phố trực thuộc Thủ đô cùng khu vực phát triển huyện lên quận.

Hà Nội dự kiến lấy ý kiến rộng rãi về quy hoạch 2 thành phố phía Bắc và Tây vào tháng 9 - Ảnh 1.

Ảnh minh họa.

Nghiên cứu đối với 2 thành phố phía Bắc và Tây của Hà Nội, sẽ hình thành trên cơ sở thành phố phía Bắc, gồm 3 đơn vị (khu vực Đông Anh, Mê Linh, Sóc Sơn) và thành phố phía Tây (gồm khu vực Hòa Lạc và Xuân Mai) để tạo dựng một cơ cấu mới trong tổ chức không gian của Hà Nội. 2 thành phố trực thuộc và các đô thị vệ tinh tạo thành tổ chức không gian mới trong quy hoạch điều chỉnh quy hoạch chung Thủ đô.

Về tiến độ, sẽ tổ chức lấy ý kiến cộng đồng dân cư có liên quan và các tổ chức, cá nhân, các bộ, ngành, trong khoảng tháng 9 và nửa đầu tháng 10/2023; sẽ báo cáo Bộ Xây dựng và Thủ tướng Chính phủ, dự kiến 12/2023, và theo tiến độ này, trước khi báo cáo các cấp có thẩm quyền, sẽ kết hợp cùng điều chỉnh Luật Thủ đô, Quy hoạch Thủ đô để báo cáo Quốc hội.

Về Quy hoạch sông Hồng, là trục cảnh quan của Hà Nội, được xác lập theo Quyết định 1259/QĐ-TTg, ngày 26/7/2011, Phê duyệt Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050. Để cụ thể hóa Quyết định 1259/QĐ-TTg, Quy hoạch phân khu sông Hồng đã được UBND Hà Nội phê duyệt phân khu R năm 2021, với định hướng của sông Hồng, sẽ nghiên cứu phát triển về mặt cảnh quan, văn hóa, giao thông và khai thác hiệu quả quỹ đất 2 bên.

Sông Hồng kết hợp với các trục Hồ Tây - Ba Vì, Hồ Tây - Cổ Loa, Nhật Tân - Nội Bài và trục phía Nam Hà Nội sẽ trở thành 5 trục chính trong định hướng điều chỉnh quy hoạch. Trong thời gian tới, sẽ trở thành sông nằm giữa đô thị phía Bắc - Nam Hà Nội, đi qua trung tâm của thành phố. Như vậy, về mặt hình thái, đô thị của Hà Nội sẽ quay mặt vào sông.

Về tiến độ, sông Hồng, dù đã có quy hoạch vẫn cần các địa phương, các tổ chức, cơ quan, đơn vị triển khai, rà soát để đảm bảo theo hướng dẫn của Bộ NN&PTNT khoanh vùng phạm vi ranh giới khu vực hành lang thoát lũ để sớm trình duyệt các quy hoạch chi tiết 2 bên sông.

Về khớp nối của sông Hồng trong quy hoạch chung, cùng với 4 trục, trục cảnh quan sông Hồng sẽ là cảnh quan chính, mang yếu tố quyết định cho vấn đề cảnh quan, giao thông cũng như phát triển đô thị của 2 bên sông trong thời gian tới. Dự kiến, cùng với tiến độ phê duyệt giai đoạn cuối năm 2023, đầu năm 2024 của quy hoạch chung xây dựng Thủ đô, thành phố sẽ đồng loạt triển khai đối với các quy hoạch 2 bên sông.

Hà Nội trình phương án quy hoạch thêm 2 thành phốHà Nội trình phương án quy hoạch thêm 2 thành phố

SKĐS - UBND TP. Hà Nội vừa có Tờ trình gửi HĐND về đồ án điều chỉnh quy hoạch chung Thủ đô đến năm 2045. Một điểm đáng chú ý là phương án quy hoạch thêm 2 thành phố, quy mô dân số đến 2045 khoảng 4,45 triệu người.

Xem thêm video đang được quan tâm:

Bác Sĩ Chia Sẻ Một Số Phương Pháp Điều Trị Viêm Da Cơ Địa | SKĐS


Lê Bảo
Ý kiến của bạn