Hà Nội

Hà Nội sẵn sàng di dời khu dân cư ven sông Hồng khi hồ chứa xả lũ dâng cao

11-07-2022 21:06 | Thời sự
google news

SKĐS - Trước tình hình mưa bão phức tạp, TP Hà Nội đã lên phương án sẵn sàng di dời khu dân cư ven sông có thể bị ngập úng khi hồ chứa xả lũ, nước sông Hồng lên cao.

Khẩn cấp xả đáy 2 hồ thủy điện Hòa Bình và Sơn La do mưa lớnKhẩn cấp xả đáy 2 hồ thủy điện Hòa Bình và Sơn La do mưa lớn

SKĐS - Ban Chỉ đạo Quốc gia về Phòng, chống thiên tai lệnh Giám đốc Công ty Thủy điện Sơn La và Giám đốc Công ty Thủy điện Hòa Bình mở cửa xả đáy khi mưa lớn làm mực nước hồ tăng cao.

Theo thống kê của Ban Chỉ đạo Quốc gia về Phòng, chống thiên tai, từ đầu tháng 7 đến nay, nước ta đã chịu ảnh hưởng của 6 trận mưa lớn; 5 trận mưa dông, lốc, sét; 10 vụ sạt lở bờ sông; 3 trận động đất; 1 trận gió mạnh trên biển.

Trong hơn 1 tuần qua, các loại hình thiên tai đã khiến ít nhất 9 người chết và mất tích; 5 người bị thương. Bên cạnh đó, 10 nhà dân bị sập đổ, 62 ngôi nhà hư hỏng, tốc mái, cùng 87 nhà dân bị ngập nước.

Do nhiều đợt mưa lớn kéo dài, lượng mưa lớn khiến mực nước các hồ chứa thủy điện Hòa Bình, Sơn La, Thác Bà, Lai Châu lên cao. Đặc biệt, mực nước hồ chứa một số hồ thủy điện ở Tây Bắc thường xuyên vượt mức trước lũ.

Thực tế trước khi thực hiện việc mở các cửa xả, Ban Chỉ đạo Quốc gia về Phòng, chống thiên tai, các công ty thủy điện đã có thông báo, đề nghị các địa phương thuộc lưu vực sông Hồng chủ động những biện pháp phòng tránh. Tuy nhiên, thiệt hại vẫn thường xuyên được ghi nhận.

Đơn cử như trong đợt mưa lớn kéo dài hồi giữa tháng 6/2022, mực nước hồ chứa thủy điện Hòa Bình vượt mức trước lũ khiến công ty khai thác phải mở đến 4 cửa xả. Hàng trăm héc-ta chuối và cây trồng ven sông Hồng thuộc địa bàn Hà Nội đã bị ngập úng, hư hỏng…

Hà Nội sẵn sàng di dời khu dân cư ven sông Hồng khi hồ chứa xả lũ dâng cao - Ảnh 2.

Ngôi nhà tạm của một số hộ dân sinh sống tại bãi giữa sông Hồng bị nước lũ dâng cao, ngập gần đến tận nóc nhà. Ảnh: Lê Phú

Bên cạnh đó, từ đầu năm 2022 đến nay, tại Hà Nội đã xảy ra một sự cố sạt lở bờ hữu sông Hồng đoạn qua huyện Ba Vì. Dù đã được khắc phục kịp thời nhưng sự cố vẫn để lại nỗi lo lớn cho các cư dân ven sông…

Để hạn chế thấp nhất thiệt hại do mực nước sông Hồng lên cao, Phó Trưởng Ban Chỉ đạo Quốc gia về Phòng, chống thiên tai Trần Quang Hoài đề nghị Hà Nội và các địa phương cần tập trung rà soát phương án ứng phó với các tình huống hồ chứa thủy điện xả lũ. Tổ chức thông tin, tuyên truyền thường xuyên, kịp thời đến các cấp chính quyền và người dân biết về việc vận hành điều tiết xả lũ để chủ động phòng, tránh.

Liên quan đến công tác vận hành liên hồ chứa trong mùa mưa lũ 2022, mới đây UBND TP Hà Nội đã có văn bản đề nghị Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn các quận, huyện, thị xã theo dõi sát diễn biến xả lũ của các hồ chứa để chủ động thông báo cho người dân, các hộ sản xuất - kinh doanh ven sông, hoạt động khai thác cát sỏi, vận tải thủy… để có phương án bảo đảm an toàn.

Thời gian tới, UBND TP Hà Nội đề nghị các địa phương cần tập trung rà soát phương án "4 tại chỗ" nhằm xử lý kịp thời các tình huống khi hồ chứa xả lũ. Tiếp tục tổ chức giải tỏa các vi phạm về đê điều, bảo đảm khả năng tiêu thoát lũ ở lòng sông, ven bãi sông Hồng. Đồng thời, lên phương án sẵn sàng di dời khu dân cư ven sông có thể bị ngập úng khi hồ chứa xả lũ, nước sông Hồng lên cao.

Nam thanh niên bị cuốn trôi khi tắm trên sông Đà gần thủy điện xả lũNam thanh niên bị cuốn trôi khi tắm trên sông Đà gần thủy điện xả lũ

SKĐS - Trong lúc 3 thanh niên ra sông Đà tắm gần khu vực thủy điện xả lũ, 1 người đã bị nước cuốn trôi, mất tích.


Thảo Phượng
Ý kiến của bạn