Hà Nội

Hà Nội ô nhiễm không khí nghiêm trọng, làm sao để bảo vệ sức khỏe?

30-11-2023 07:15 | Xã hội
google news

SKĐS - Theo chuyện gia, khi bụi mịn đi vào cơ thể có thể gây ra các tổn thương cho phổi, rối loạn tim mạch thậm chí gây ung thư.

Hà Nội tiếp tục tái diễn ô nhiễm không khí nghiêm trọngHà Nội tiếp tục tái diễn ô nhiễm không khí nghiêm trọng

SKĐS - Sáng nay (29/11), với chỉ số AQI trung bình là 242, Hà Nội là thành phố xếp thứ 2 về ô nhiễm không khí trên thế giới chỉ sau Lahore của Pakixtan, theo bảng xếp hạng của AirVisual.

Những ngày gần đây, không khí Hà Nội tái diễn tình trạng ô nhiễm nghiêm trọng. Thậm chí sáng ngày 29/11, Hà Nội là thành phố xếp thứ 2 về ô nhiễm không khí chỉ đứng sau Lahore (Pakixtan) theo bảng xếp hạng của hệ thống quan trắc chất lượng không khí AirVisual.

Các ứng dụng theo dõi chất lượng không khí khác cũng ghi nhận mức độ ô nhiễm của Hà Nội ở mức có hại (đỏ) và mức rất có hại (tím). Một vài nơi còn hiển thị mức độ ô nhiễm ngưỡng nguy hại – mức cao nhất và nguy hiểm nhất do ô nhiễm không khí. 

Thời tiết miền Bắc đang giao mùa, khô hanh kèm theo sương mù khiến bụi phát tán rộng. Việc đốt rác thải, đốt rơm rạ, phụ phẩm nông nghiệp của người dân ngoại thành cũng khiến tình trạng ô nhiễm thêm phức tạp. Chất lượng không khí đang có xu hướng diễn biến xấu, nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng.

Hà Nội ô nhiễm không khí nghiêm trọng, làm sao để bảo vệ sức khỏe?- Ảnh 2.

Chuyên gia khuyến cáo, người dân nên lựa chọn các loại khẩu trang có thể lọc khuẩn khi ra khỏi nhà.

Trao đổi với PV Báo Sức khỏe và Đời sống, ThS.BSCKII Vũ Thị Dịu (Phó Trưởng khoa Nội Hô hấp – Bệnh viện 19-8) cho biết: "Tình trạng ô nhiễm không khí ở Hà Nội hiện nay chủ yếu là do bụi mịn PM2.5. Và bụi mịn PM2.5 sinh ra rất nhiều từ khói xe, khí đốt, khí thải công nghiệp. Đây là loại bụi mịn có kích thước siêu nhỏ từ 2,5-10 thậm chí có loại siêu mịn với kích thước nhỏ hơn nữa. Với loại bụi mịn có kích thước siêu nhỏ, việc ngăn ngừa bụi đi vào cơ thể rất khó. Khi con người hít thở, bụi mịn có thể đi sâu vào đường hô hấp không chỉ vào phế quản lớn mà còn vào phế nang – nơi sâu nhất của phổi".

Về tác hại của bụi mịn ThS.BSCKII Vũ Thị Dịu cho biết, khi bụi mịn đi vào cơ thể có thể gây ra các tổn thương cho phổi, rối loạn tim mạch thậm chí gây ung thư. Một số nghiên cứu đã chỉ ra, bụi mịn còn có nguy cơ gây ung thư cao hơn so với các loại đột biến gene. Bởi trong bụi mịn có nhiều thành phần như kim loại, các hoạt chất gây ung thư phổi nói riêng và các loại ung thư khác nói chung. 

Ngoài ra, bụi mịn còn có thể chứa vi khuẩn và gây ra hiện tượng dị ứng ngoài da. Khi tiếp xúc với bụi mịn trong thời gian dài có thể gây viêm mũi, các bệnh lý tai mũi họng…"

Cũng theo BS Dịu, với tình trạng ô nhiễm không khí hiện tại, người dân khi đi ra đường vào giờ cao điểm nên đeo khẩu trang. Tuy nhiên khẩu trang vải hay khẩu trang y tế thông thường rất khó để ngăn ngừa được bụi mịn. 

Người dân nên lựa chọn các loại khẩu trang có thể lọc khuẩn được như N95, N99. Nếu ở trong nhà, người dân nên sử dụng máy lọc không khí và máy tạo ẩm. Hằng ngày, người dân nên vệ sinh mắt, mũi bằng nước mũi sinh lý. Bên cạnh đó uống đủ nước và tăng cường các loại rau xanh, thức ăn giàu vitamin, bổ sung vitamin C… để tăng sức đề kháng.

Bác sĩ Dịu cũng cho biết thêm, thời tiết thay đổi kèm ô nhiễm không khí làm gia tăng ca mắc bệnh lý về hô hấp, viêm mũi dị ứng.

Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, hiện nay (30/11), bộ phận không khí lạnh đã báo tiếp tục di chuyển xuống phía Nam. Khoảng chiều ngày 30/11, bộ phận không khí lạnh này sẽ ảnh hưởng đến khu vực Đông Bắc Bắc Bộ; sau đó ảnh hưởng đến các nơi khác ở Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ và Trung Trung Bộ. Gió Đông Bắc trong đất liền mạnh cấp 3, vùng ven biển cấp 4-5, giật cấp 6.

Từ đêm 30/11, ở khu vực Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ trời chuyển rét, vùng núi Bắc Bộ có nơi rét đậm, rét hại. Trong đợt không khí lạnh này nhiệt độ thấp nhất ở Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ phổ biến từ 15-18 độ, riêng khu vực vùng núi Bắc Bộ phổ biến 12-15 độ, vùng núi cao có nơi dưới 11 độ.

Xem thêm video được quan tâm:

Bụi siêu mịn ảnh hưởng tới sức khoẻ con người như thế nào ?


Minh Ngọc
Ý kiến của bạn