Hà Nội

Hà Nội nâng công suất điều trị lên 20.000 F0 và 70.000 chỗ cách ly

03-09-2021 20:24 | Y tế
google news

SKĐS - Phó Bí thư Thành ủy Hà Nội Nguyễn Văn Phong thông tin, TP. Hà Nội đã tập trung nguồn lực, đầu tư trang thiết bị y tế, mở rộng thu dung F0 thể nhẹ, nâng công suất lên 20.000 và 70.000 chỗ cách ly.

10 quận, huyện nào ở Hà Nội sẽ tiếp tục giãn cách theo Chỉ thị 16 từ ngày 6/9 đến 21/910 quận, huyện nào ở Hà Nội sẽ tiếp tục giãn cách theo Chỉ thị 16 từ ngày 6/9 đến 21/9

SKĐS - Hà Nội sẽ thực hiện tiếp tục giãn cách xã hội đối với toàn bộ địa giới hành chính của 10 quận, huyện và một phần địa giới hành chính của 5 quận, huyện.

Chiều 3/9, Phó Bí thư Thành ủy Hà Nội Nguyễn Văn Phong, Trưởng ban Tuyên giáo Thành ủy Bùi Huyền Mai, Phó Chủ tịch UBND TP Nguyễn Mạnh Quyền chủ trì họp thông tin về công tác phòng, chống dịch COVID-19 trên địa bàn Thành phố. 

Phó Bí thư Thành ủy Nguyễn Văn Phong cho rằng, trong đợt giãn cách thứ 3 vừa qua, thành phố đã nỗ lực cố gắng thực hiện nghiêm chỉ đạo của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ, bước đầu đã đạt được hiệu quả kiềm chế lây lan dịch bệnh.

Thành phố đã tập trung nguồn lực nâng cao năng lực của ngành Y tế, đầu tư trang thiết bị cho các bệnh viện, mở rộng các khu điều trị, thu dung F0 thể nhẹ, nâng công suất lên 20.000 ở thời điểm hiện tại và 70.000 chỗ cách ly...

Hà Nội nâng công suất điều trị lên 20.000 F0 và 70.000 chỗ cách ly - Ảnh 2.

Phó Bí thư Thành ủy Nguyễn Văn Phong phát biểu tại hội nghị.

Thành phố đã nhận được sự vào cuộc của nhân dân, tham gia trực tiếp vào phòng chống dịch bệnh đã có sự chuyển biến tích cực, nhờ đó mới có được kết quả phòng chống dịch của thành phố như hôm nay: Các "vùng xanh" tăng lên, ca nhiễm trong cộng đồng có tỷ lệ ngày càng giảm, các ổ dịch mới xuất hiện có quy mô lớn, phức tạp đã được kiểm soát, nhất là ổ dịch ở Thanh Xuân Trung.

Tuy nhiên, theo đánh giá của ngành Y tế, các chuyên gia và nhận định tình hình thực tế cũng như đánh giá của lãnh đạo Trung ương, tuy đạt được kết quả như vậy nhưng nguy cơ vẫn còn rất cao, trong đó, có một số ổ dịch phát sinh có nguy cơ lây nhiễm rất lớn. Lây nhiễm cũng đã xuất hiện trong chuỗi cung ứng, lái xe đường dài phía Nam ra Hà Nội, đội ngũ giao hàng, chợ dân sinh,…

"Mặc dù rất quyết tâm, quyết liệt nhưng vẫn còn hiện tượng ở một số địa bàn cônng tác chống dịch còn lơi lỏng, "chặt ngoài, lỏng trong", vẫn còn hiện tượng lây trong khu cách ly,… khiến lãnh đạo Trung ương và người dân lo lắng. Bên cạnh đó, lượng người ra đường trong thời gian giãn cách vẫn còn rất đông, không đáp ứng được mục tiêu của việc giãn cách, vì vậy, nguy cơ lây nhiễm dịch bệnh trên địa bàn vẫn còn rất cao", Phó Bí thư Thành ủy Nguyễn Văn Phong cho hay. 

Trên cơ sở chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và tình hình thực tiễn, Ban Thường vụ Thành ủy thống nhất với đề xuất của Ban Cán sự Đảng UBND thành phố về tiếp tục thực hiện giãn cách sau thời gian ngày 6/9/2021

Trong đó phân theo 3 vùng, vùng 1 có nguy cơ rất cao tiếp tục thực hiện theo Chỉ thị 16, còn lại 2 vùng sẽ áp dụng các biện pháp theo Chỉ thị 15 của Thủ tướng Chính phủ.

Theo ông Phong, do đây là việc chưa từng có tiền lệ nên thành phố xác định quyết tâm rất cao, siết chặt hơn nữa việc giãn cách trong khu vực nội thành, hạn chế đến mức tối đa lượng người ra đường. Thành phố đã giao Công an thành phố chủ trì việc cấp giấy đi đường, trên cơ sở tham khảo các tỉnh, thành khác và căn cứ vào thực tiễn của Thủ đô.

Trong thời gian tới, thành phố tiếp tục tăng cường xét nghiệm trên diện rộng; đẩy mạnh tiêm vaccine đảm bảo an toàn, đúng đối tượng; tiếp tục chuẩn bị cao hơn một bước, trước một bước về năng lực thu dung, điều trị, trang thiết bị, củng cố lực lượng y bác sĩ, chủ động đáp ứng diễn biến dịch ở mức cao hơn. Tăng cường đảm bảo an sinh xã hội bằng nguồn lực của Thành phố và xã hội hoá để chăm lo tốt hơn cho người dân, đặc biệt là người dân còn khó khăn.

Bà Trần Thị Nhị Hà - Giám đốc Sở Y tế Hà Nội báo cáo việc thu dung điều trị bệnh nhân COVID-19 trên địa bàn: Hiện thành phố đã kích hoạt 2.000 giường bệnh cho 8 bệnh viện trực thuộc Sở Y tế. Trong đó có 500 giường bệnh cho bệnh nhân nặng, nguy kịch, 1.500 giường điều trị cho các bệnh nhân trung bình.

Sở Y tế cũng đã nâng quy mô điều trị, cơ sở thu dung điều trị bệnh nhân nhẹ không có triệu chứng lên 20.000 giường. Tính đến nay, đã tiếp nhận và điều trị 3.428 bệnh nhân; hiện, còn hơn 1.000 bệnh nhân đang điều trị và 53 bệnh nhân nặng. Sở Y tế cũng đã phối hợp Sở Văn hóa và Thể thao xây dựng bài tập thể dục để hướng dẫn cho các bệnh nhân không triệu chứng và triệu chứng nhẹ để nâng cao sức khỏe.

Xem thêm video đang được quan tâm:

Xúc động lá đơn xin được ở lại 'chia lửa' cùng Bình Dương chống dịch | SKĐS


Lê Bảo
Ý kiến của bạn