Trong thời gian tới, UBND thành phố Hà Nội sẽ chỉ đạo các sở chuyên ngành nghiên cứu lập quy hoạch quản lý và sử dụng lòng đường, vỉa hè từng tuyến phố, từng khu vực.
Bên cạnh việc các sở chuyên ngành nghiên cứu quy hoạch quản lý và sử dụng lòng đường, vỉa hè thì các quận huyện có thể mạnh dạn thí điểm quy hoạch khu vực cho thuê vỉa hè, đáp ứng nhu cầu của một số bộ phận người dân đang bám trụ lấy vỉa hè, lòng đường làm kế sinh nhai.
Theo đó, UBND thành phố Hà Nội đã giao Sở Xây dựng Hà Nội chủ trì, phối hợp các sở, ngành, địa phương tham mưu, lập đề án quản lý vỉa hè, lòng đường trên địa bàn thành phố, hoàn thành trong quý 4/2023.
Để đáp ứng đủ điều kiện được phép sử dụng tạm thời vỉa hè vào việc kinh doanh, buôn bán cần tính đến yếu tố diện tích của vỉa hè trước và sau khi cho thuê cũng như hiện trạng vỉa hè được phép sử dụng tạm thời vào việc kinh doanh buôn bán hàng hoá.
Cụ thể, chiều rộng hè phố còn lại dành cho người đi bộ tối thiểu là 1,5m, bảo đảm an toàn, thuận tiện giao thông; Bảo đảm mỹ quan, vệ sinh môi trường đô thị và không ảnh hưởng đến sinh hoạt bình thường của hộ gia đình, chủ công trình trên tuyến phố; Không cho phép tổ chức kinh doanh buôn bán trước mặt tiền của các công trình văn hoá, giáo dục, thể thao, y tế, tôn giáo, công sở...
Theo đó, có 3 quận nội thành để xuất sử dụng vỉa hè để kinh doanh gồm: Quận Tây Hồ đưa ra phương án sử dụng hè phố Trịnh Công Sơn và Vũ Tuấn Chiêu. Quận Hai Bà Trưng, đề xuất cho các tuyến phố Đại Cồ Việt -Trần Khát Chân, Lò Đúc, Ngô Thì Nhậm, Trần Xuân Soạn. Quận Đống Đa đề xuất sử dụng hè phố Hoàng Cầu, Nguyễn Lương Bằng.
Cận cảnh những tuyến phố tại Hà Nội dự kiến sử dụng vỉa hè để kinh doanh:
UBND thành phố Hà Nội đã giao Sở Xây dựng phối hợp sở ngành của thành phố tham mưu trình Ban Thường vụ Thành ủy ban hành Chỉ thị về công tác kiểm tra, quản lý sử dụng hè phố, lòng đường trên địa bàn vào tháng 6/2023.
Các đơn vị nói trên cũng cần tham mưu, xây dựng đề án quản lý vỉa hè, lòng đường. Nội dung đề án phải bảo đảm hài hòa giữa an ninh trật tự và phát triển kinh tế đô thị, gắn với bảo đảm quyền lợi sinh kế của nhân dân. Thậm chí có thể áp dụng các mô hình quản lý của các nước phát triển như cho phép kinh doanh vỉa hè (có thể tính cả phương án cho thuê, thu phí theo giờ...), bố trí chỗ đỗ xe ở lòng đường tại những nơi phù hợp.
Thành phố Hà Nội lưu ý, việc quản lý vỉa hè, lòng đường phải làm từng bước, theo phân khu, đánh giá tác động, tiến tới nhân rộng phạm vi thực hiện.
Xem thêm video được quan tâm:
Dự Báo Thời Tiết 6/6: Bắc Bộ Và Trung Bộ Giảm Nhiệt, Nắng Mưa Xen Kẽ.