Hà Nội: Môn học nào được học sinh lớp 10 lựa chọn học nhiều nhất?

13-02-2023 07:42 | Thời sự
google news

SKĐS - Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội vừa có công bố khảo sát học tập với học sinh lớp 10 năm 2022 - 2023. Theo thống kê, hai môn được học sinh lớp 10 chọn nhiều nhất với tỷ lệ lần lượt 68,2 và 62,8%.

Môn thi thứ 4 vào các trường công lập gây áp lực cho học sinh, có nên bỏ?Môn thi thứ 4 vào các trường công lập gây áp lực cho học sinh, có nên bỏ?

SKĐS - Trong khi nhiều tỉnh thành đã công bố phương án tuyển sinh vào lớp 10 năm 2023 thì tại Hà Nội, học sinh, phụ huynh vẫn đang lo lắng và sốt ruột đợi chờ Sở GD&ĐT thông báo quyết định có thi môn thứ 4 vào lớp 10 hay không.

Theo thống kê của Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội, trong số hơn 98.100 học sinh lớp 10 trên địa bàn Hà Nội, 68,2% (tương đương 67.000 em) chọn học môn Vật lý và 62,8% (tương đương 61.620 em) chọn Tin học.

Ba môn khác cũng được hơn một nửa học sinh chọn gồm Địa lý, Giáo dục kinh tế và pháp luật, Hóa học, dao động 52-56%. Âm nhạc và Mỹ thuật có tỷ lệ lần lượt 4,2 và 1,8%, bởi hầu hết trường THPT công lập tại Hà Nội chưa có giáo viên dạy hai môn này.

Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội đánh giá, tỷ lệ học sinh lớp 10 chọn học Vật lý tương đồng với tỷ lệ học sinh lớp 12 chọn thi môn này trong kỳ thi tốt nghiệp THPT 2022 - 66,6%.

Hà Nội: Môn học nào được học sinh lớp 10 lựa chọn học nhiều nhất? - Ảnh 2.

Tỷ lệ các môn học được học sinh lớp 10 tại Hà Nội lựa chọn (năm học 2022-2023).

Với cụm chuyên đề học tập, 86,9% chọn Toán, tương đương 85.270 học sinh. Tỷ lệ với Ngữ văn và Lịch sử lần lượt là 60,4 và 24%. Vật lý và Hóa học có tỷ lệ chọn 41,6 và 32,6%, Địa lý 27%, còn lại đều dưới 10%.

Năm nay, TP. Hà Nội có 211 trường THPT công lập và tư thục, với 2.470 lớp 10 và hơn 98.100 học sinh. Các em là lứa học sinh đầu tiên ở bậc THPT học chương trình giáo dục phổ thông mới với các môn học tự chọn.

Theo chương trình, đây là giai đoạn định hướng nghề nghiệp. Học sinh phải học 8 môn và hoạt động giáo dục bắt buộc gồm: Ngữ văn, Toán, Lịch sử, Ngoại ngữ 1, Giáo dục thể chất, Giáo dục quốc phòng an ninh, Hoạt động trải nghiệm - hướng nghiệp, Nội dung giáo dục của địa phương.

Ngoài ra, học sinh được chọn bốn trong 9 môn lựa chọn, gồm Địa lý, Giáo dục kinh tế và pháp luật, Vật lý, Hóa học, Sinh học, Công nghệ, Tin học, Âm nhạc, Mỹ thuật. Theo lý thuyết, có 84 cách chọn. Nhưng thực tế, các trường xây dựng những tổ hợp mà mình có thể triển khai, căn cứ vào cơ sở vật chất, giáo viên từng môn, rồi đưa học sinh chọn lựa.

Sau khi kết thúc học kỳ I, năm học 2022-2023, một số học sinh muốn đổi tổ hợp môn, đồng nghĩa chuyển lớp hoặc chuyển trường. Bộ Giáo dục và Đào tạo cho biết, chương trình này đã khoán một năm với số tiết tổng nên không khuyến khích học sinh chuyển tổ hợp, chuyển trường trong học kỳ một mà phải đợi hết năm học. Nếu chuyển đổi môn thì học sinh phải đáp ứng được yêu cầu đủ năng lực để học các môn học mới ở lớp trên, còn các môn học cũ phải đủ điều kiện lên lớp.

Ngày 10/1, Bộ Giáo dục và Đào tạo ra đã ban hành văn bản hướng dẫn việc chuyển đổi môn học lựa chọn, cụm chuyên đề ở cấp trung học phổ thông. Theo đó, hiệu trưởng được quyết định việc cho học sinh chuyển tổ hợp vào cuối năm học. Ngoài ra, nhà trường phải có giải pháp hỗ trợ học sinh bổ sung kiến thức, kỹ năng của môn học, cụm chuyên đề học tập mới; kiểm tra, đánh giá việc tự bổ sung kiến thức, kỹ năng của các em theo nội dung, yêu cầu cần đạt để học sinh có đủ năng lực học tiếp môn học mới, cụm chuyên đề học tập mới.

Học sinh lớp 10 đổi môn tự chọn vào thời gian nào?Học sinh lớp 10 đổi môn tự chọn vào thời gian nào?

SKĐS - Bộ GD&ĐT vừa có công văn gửi các Sở GD&ĐT hướng dẫn chuyển đổi môn học lựa chọn, cụm chuyên đề học tập cấp THPT.


Đỗ Vi
Ý kiến của bạn